xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thương lượng phải có thiện chí

Bài và ảnh: MAI CHI

Hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người lao động phải là mục tiêu của Công đoàn trong quá trình thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể

Phần lớn cán bộ Công đoàn (CĐ) là người làm công ăn lương tại doanh nghiệp (DN) nên gặp nhiều khó khăn trong thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền lợi người lao động (NLĐ). Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều DN chỉ chăm bẵm vào lợi nhuận mà chưa quan tâm, chăm sóc đời sống NLĐ. Đây chính là 2 trong nhiều nguyên nhân chính khiến công tác đối thoại, thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) tại DN gặp nhiều trở ngại.

Tinh tế, khéo léo

Tuy nhiên, bằng sự nhạy bén và kiên trì, đội ngũ cán bộ CĐ cơ sở ở nhiều DN ngoài quốc doanh tại TP HCM đã có những bước đi thích hợp nhằm hóa giải những khó khăn trong quá trình thương lượng, ký kết TƯLĐTT, từ đó giúp NLĐ được hưởng phúc lợi cao hơn luật.

Thương lượng phải có thiện chí - Ảnh 1.

Bà Nguyễn Thị Nguyên Hạnh, Chủ tịch Công đoàn TNHH Hệ thống Glandore Việt Nam, chia sẻ kinh nghiệm ký kết thỏa ước tại buổi tọa đàm do LĐLĐ quận 12 tổ chức

Chia sẻ kinh nghiệm tại buổi tọa đàm "Giải pháp nâng cao chất lượng TƯLĐTT trong DN" do LĐLĐ quận 12, TP HCM tổ chức mới đây, bà Lê Thị Kim Dung, Chủ tịch CĐ Công ty TNHH May Trí Đạt (quận 12, TP HCM), bày tỏ: "Thực tế đã chứng minh rằng đời sống có ổn định, sức khỏe có bảo đảm thì NLĐ mới toàn tâm, toàn ý với nơi làm việc. Do vậy, để có thể thương lượng, ký kết TƯLĐTT thành công, mục tiêu mà đội ngũ cán bộ CĐ cần hướng đến là phải làm sao để chủ DN đồng cảm với những khó khăn mà NLĐ đang đối diện, từ đó quan tâm, chăm lo họ nhiều hơn". Định kỳ hằng tháng, CĐ công ty chủ động mời ban giám đốc giám sát chất lượng bữa ăn giữa ca, lắng nghe thêm tâm tư, tình cảm của anh chị em công nhân (CN). Nhờ các cuộc tiếp xúc trực tiếp này mà lãnh đạo DN có cái nhìn rõ hơn về đời sống NLĐ. Thông qua hội nghị NLĐ, CĐ cơ sở đã thẳng thắn đánh giá về chế độ tiền lương, đãi ngộ cũng như những khó khăn trong cuộc sống mà NLĐ đang đối diện nhằm nhận được sự chia sẻ của từ ban giám đốc. Điều cốt lõi theo bà Dung là việc nâng cao các chế độ phúc lợi cho NLĐ sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của DN, vì vậy, người làm công tác CĐ phải biết việc chọn đúng thời điểm thích hợp để đưa các nội dung ra thương lượng. Tại Công ty TNHH May Trí Đạt, thời điểm được ban chấp hành CĐ cơ sở lựa chọn là lúc DN làm ăn thuận lợi, có nhiều đơn hàng.

Với những bước đi bài bản ấy, CĐ cơ sở đã gặt hái không ít thành công trong quá trình đàm pháp, ký kết TƯLĐTT, góp phần ổn định đời sống NLĐ về lâu dài. Qua đàm phán, công ty cũng đã đồng ý tăng suất ăn giữa ca từ 13.000 đồng lên 15.000 đồng; nâng tiền nhà trọ từ 300.000 đồng lên 500.000 đồng/tháng; hỗ trợ cho NLĐ có con nhỏ dưới 6 tuổi là 100.000 đồng/tháng/cháu; trợ cấp lao động nữ mang thai 50.000 đồng/tháng; tặng quà cho NLĐ kết hôn trị giá 1 triệu đồng/trường hợp...

Hài hòa lợi ích

Đàm phán trên tinh thần hợp tác, thiện chí là bài học kinh nghiệm được ban chấp hành CĐ Công ty TNHH Hệ thống Glandore Việt Nam (quận 12, TP HCM) rút ra. "Xuyên suốt quá trình đàm phán, cả hai phía phải thể hiện thiện chí hợp tác, tránh tối đa việc gây áp lực cho nhau. Đặc biệt, người làm CĐ phải kiên nhẫn, không nên "ép" DN ký TƯLĐTT sớm bởi điều này sẽ khiến hạ thấp chất lượng TƯLĐTT" - bà Nguyễn Thị Nguyên Hạnh, Chủ tịch CĐ công ty, chia sẻ.

Bà Hạnh nói việc đầu tiên CĐ cơ sở cần làm là phải chủ động phối hợp với ban giám đốc phác thảo sơ bộ nội dung TƯLĐTT. Từ đó, CĐ cơ sở tổ chức lấy ý kiến đóng góp của NLĐ, ghi nhận thêm các kiến nghị sửa đổi, chọn lọc những ý kiến xác đáng nhất trước khi bàn bạc với giám đốc công ty đưa vào TƯLĐTT. Bên cạnh đó, CĐ cơ sở còn thường xuyên nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của DN cũng như tâm tư, nguyện vọng của tập thể lao động và chủ động đứng ra tổ chức đối thoại định kỳ, góp phần giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Thiện chí ấy của CĐ cơ sở không chỉ giúp DN hóa giải bức xúc của NLĐ từ gốc mà còn tạo thuận lợi cho quá trình đàm phán.

Thực tế, nhiều đề xuất, kiến nghị của CĐ cơ sở nhằm cải thiện đời sống vật chất lẫn tinh thần của NLĐ đã được ban giám đốc DN chấp thuận đưa vào thỏa ước. Cụ thể, ngoài khoản thưởng lương tháng 13, NLĐ còn được công ty hỗ trợ phụ cấp đi lại (300.000 đến 500.000 đồng/người); tặng quà sinh nhật (100.000 đồng/người); NLĐ lập gia đình được tặng 2 triệu đồng/người; NLĐ sinh con được 1 triệu đồng/lần; nằm viện được hỗ trợ từ 500.000 đến 1 triệu đồng/người. Đặc biệt, công ty còn thưởng thâm niên cho NLĐ có quá trình công tác từ đủ 5 năm làm việc là 5 triệu đồng/người/lần; 10 năm là 12 triệu/người/lần. Ngoài ra, công ty còn mua bảo hiểm tai nạn cho toàn bộ nhân viên; cho phép NLĐ nghỉ ngày 25-12, nghỉ thêm 3 ngày phép bệnh không tính vào phép năm cũng như hỗ trợ thêm một số hoạt động đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng lãnh đạo và tiếng Anh cho nhân viên... 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo