xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trắng tay khi kiệt sức

Bài và ảnh: Mai Chi

Làm việc tại công ty nhiều năm nhưng hàng trăm công nhân không được ký hợp đồng lao động; không có bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…

Nhiều bức xúc dồn nén lâu ngày cộng thêm việc phải làm thêm giờ nhưng không được trả lương thỏa đáng, trưa 8-5, gần 50 công nhân (CN) bốc xếp hàng hóa trong số 300 CN thuộc Công ty CP Vận tải xếp dỡ Hai Hai Mười Hai (trụ sở tại quận Bình Thạnh, TP HCM) đang làm việc tại cảng Cát Lái (quận 2) đã ngừng việc để phản ứng. Hậu quả là việc xếp dỡ bị ngưng trệ, hàng hóa ứ đọng.

Công nhân “bốn không”

Theo phản ánh của CN, công ty có khoảng 600 lao động nhưng chỉ số ít người làm quản lý hoặc công việc văn phòng được ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) và tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; còn lại hàng trăm CN bốc xếp đang làm việc tại các cảng Cát Lái, Tân Cảng, Sa Đéc… có thời gian làm việc từ 1-9 năm đều thuộc thành phần lao động “bốn không”. Ngoài lương công nhật 140.000 đồng/ngày, làm ngày nào hưởng ngày đó, số CN này không được ký HĐLĐ; không được tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Anh Đắc, một CN, bức xúc: “Tôi làm việc tại công ty từ năm 2005, ban đầu cũng được ký HĐLĐ vài lần, nghe đâu là để đóng BHXH nhưng đến nay chẳng thấy bảo hiểm, cũng chẳng được hưởng chế độ gì khác biệt so với những CN mới vào”.

Đại diện công ty làm việc với các cơ quan chức năng và công nhân
Đại diện công ty làm việc với các cơ quan chức năng và công nhân

Các CN cho biết công việc bốc xếp hàng hóa tại cảng rất vất vả, nặng nhọc, độc hại. Bình quân mỗi ngày làm việc, một nhóm CN 2-3 người phải xếp dỡ hàng hóa trong 2 container, mỗi container nặng tối đa 27 tấn. Như vậy, bình quân mỗi ngày một CN phải bốc xếp khoảng 10 tấn hàng giữa trời nắng nóng. Vì đặc thù công việc, CN phải thường xuyên đối mặt với tai nạn lao động, với những lô hàng hóa chất độc hại nhưng khi xảy ra tai nạn, CN phải tự chịu.

Cách đây không lâu, CN Hồ Duy Liêm bị xe nâng thuộc bộ phận tiếp vận cảng Cát Lái cán gãy chân phải điều trị gần 4 tháng. “Ngoài khoản hỗ trợ tiền thuốc men, điều trị từ bộ phận tiếp vận, công ty chỉ hỗ trợ tôi duy nhất 1 triệu đồng trích từ “quỹ tương trợ” do chính chúng tôi đóng góp 20.000 đồng/tháng. Suốt khoảng thời gian điều trị, tôi coi như “treo mỏ” vì không đi làm nên không có lương” - anh Liêm chia sẻ.

Cũng vì không ký HĐLĐ nên các CN đang làm việc tại công ty không có chế độ phép năm. Công ty quy định CN được nghỉ có phép không hưởng lương 2 ngày/tháng, nếu nghỉ không phép bị trừ tiền 50.000-150.000 đồng/ngày. Bên cạnh đó, sau 2-3 tháng thử việc hưởng 80% lương, CN bị giam gối đầu 1 tháng lương, ai nghỉ sau 1 năm làm việc sẽ được trả lại, ai làm chưa đủ thời gian quy định mà nghỉ sẽ bị mất lương. Ngoài ra, việc công ty không tăng lương như đã hứa, chưa tính thỏa đáng thời gian làm thêm giờ (chỉ tính 1/2 công khi tăng ca tăng cường cho các cảng khác từ 18-23 giờ) cũng khiến CN rất bất bình.

Sai phạm còn ngụy biện

Tại buổi làm việc, ông Phạm Văn Hoa, Phó Chủ tịch LĐLĐ quận Bình Thạnh, khẳng định: Công ty đã sai phạm nghiêm trọng bởi pháp luật lao động quy định việc ký HĐLĐ; tham gia BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động (NLĐ) có thời gian làm việc từ 3 tháng trở lên là bắt buộc đối với người sử dụng lao động và là yêu cầu chính đáng của NLĐ.

Tuy nhiên, ông Phạm Sinh Dần, phó giám đốc công ty, ngụy biện rằng: “Cách đây 3 năm, công ty đã trưng cầu ý kiến CN về việc ký HĐLĐ để đóng BHXH, tuy nhiên rất ít CN đồng ý vì làm vậy lương CN sẽ giảm. Do đó, công ty đã thỏa thuận với CN chi trả BHXH vào lương để anh em đỡ vất vả (?)”. Câu trả lời của ông Dần bị CN ồ lên phản đối.

Anh Hoàng, một CN, phản kháng: “Khi còn trẻ khỏe, chúng tôi tận lực cống hiến cho công ty nhưng khi chúng tôi kiệt sức về nghỉ cũng chỉ có hai bàn tay trắng. Việc ký HĐLĐ, đóng BHXH giúp bảo đảm quyền lợi về sau cho chúng tôi, vậy thì không lý gì để chúng tôi từ chối đề nghị ký HĐLĐ của công ty”. Khi ông Dần hỏi: “Nếu trích đóng các khoản bảo hiểm, lương của anh em sẽ giảm còn khoảng 120.000 đồng/ngày, các anh có đồng ý không?” Các CN đồng loạt trả lời “đồng ý”.

Sai phạm đặc biệt nghiêm trọng

Ông Phạm Thế Hùng, cán bộ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận 2, TP HCM tham gia giải quyết vụ việc, nhận định: “Sai phạm của công ty là đặc biệt nghiêm trọng. Chúng tôi đã yêu cầu công ty phải ký HĐLĐ; đóng BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ ngay và tăng lương theo cam kết. Công ty cũng phải xây dựng thang bảng lương, quy chế trả lương đúng quy định; trong đó chú ý đến yếu tố nặng nhọc, độc hại của công việc. Ngoài ra, chúng tôi sẽ kiến nghị Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP làm rõ sai phạm tại công ty và xử lý thích đáng”.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo