xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Điêu đứng vì bị chôm… password

Trung Thanh- Mỹ Nhung

Bị mất password (mật mã) email, không chỉ bị mất các thông tin, tài liệu mà còn bị mạo danh đi xin tiền, mạo danh để... hại nhau  (NLĐO)- Khoảng từ tối 29 đến sáng 30-12, nhiều người quen của Thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan, Phó Phòng Dự báo Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Bộ, nhận được email từ địa chỉ lethixlan@yahoo.com với nội dung (viết bằng tiếng Anh): “Tôi đang đi nghỉ Giáng sinh tại London. Không may bị cướp hết tiền bạc và đồ đạc nên cần gấp 2.950 USD để mua vé máy bay về nước…”. Bán tín bán nghi, chúng tôi gọi điện cho Thạc sĩ Lan thì được biết bà vẫn đang ở Việt Nam và câu chuyện trên là… giả mạo!

Bị chửi oan

“Mấy hôm trước, khi đi công tác ở tỉnh Kiên Giang, tôi có sử dụng wireless nên có thể bị hacker đánh cắp password email. Sau đó, password bị thay đổi nên từ tối 29-12 tôi không còn sử dụng được địa chỉ này nữa. Để tránh bị hiểu nhầm, tôi phải chủ động gửi mail hoặc gọi điện cho một số người quen ở nước ngoài để giải thích trước”, bà Lan rầu rĩ nói.

Khổ nhất là mấy ngày nay bà Lan cứ phải liên tục trả lời điện thoại giải thích chuyện bức email xin tiền từ địa chỉ của bà. Tương tự, đầu tháng 5-2008, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế, cũng phải lên báo giải thích ông không gửi email xin tiền bạn bè.

Rơi vào tình trạng khóc dở mếu dở vì bị hack password còn có A.V, phóng viên một tờ báo lớn tại TPHCM. Vụ việc xảy ra đã một năm nhưng đến giờ cô vẫn chưa hết ấm ức: “Hôm đó, tôi nhận được email của Gmail team thông báo hiện Gmail có quá nhiều tài khoản (account) nên phải xóa bớt những tài khoản ít sử dụng. Nếu muốn giữ tài khoản, tôi phải điền vào một mẫu xác nhận gồm địa chỉ và password. Do đang vội, lại nóng lòng sợ bị xóa tài khoản, tôi liền làm theo hướng dẫn”.

img
CNTT đem lại hiệu quả lẫn...hậu quả. Ảnh: Internet

Ngay chiều tối hôm đó, A.V tá hỏa vì liên tục nhận được điện thoại hỏi thăm của bạn bè thân thiết. Cô vội vàng tìm cách kiểm tra và tá hỏa khi đọc được nội dung bức email đã bị gửi tràn lan cho bạn bè, đồng nghiệp, đối tác. Với lời lẽ hết sức lâm ly bi đát rằng cô đang lưu lạc tận… Châu Phi, bị lừa hết tiền bạc, hành lý và phải xin hơn 2.000USD để mua vé máy bay về nhà.

“Do tôi cũng hay đi nước ngoài nên khá nhiều người tin vào nội dung email đó. Chưa hết, hôm sau tòa soạn gọi tôi lên “giũa” tan nát vì tội để nguồn tin phàn nàn làm ảnh hưởng uy tín báo. Hóa ra, một y tá bên Bệnh viện Nhân dân Gia Định - nhân vật tôi từng viết bài – đã gọi điện thẳng cho tòa soạn kể tội tôi lừa đảo, viết email xin tiền”- A.V bức xúc nói.

Lấy email để hại nhau

Ngoài chuyện đánh cắp password của người khác để chọc phá, xin tiền…, một số đối tượng còn ăn cắp tài liệu, thông tin và triệt hạ đối thủ.

Câu chuyện sau có thể xem là điển hình: tại một công ty tư nhân ở quận 3-TPHCM, anh N.V.T có mâu thuẫn với một số đồng nghiệp và thỉnh thoảng cũng bất đồng quan điểm với sếp. Tuy nhiên, do đều là dân trí thức nên họ không bao giờ cãi vã to tiếng.

Mối quan hệ “bằng mặt nhưng không bằng lòng” trên kéo dài khoảng 1 năm thì anh bất ngờ bị sếp cho thôi việc với lý do đã hết thời gian hợp đồng. Sau đó, qua tìm hiểu, anh T. mới biết có kẻ nào đó đã bẻ password email của anh và cung cấp hết những bức thư “nói xấu” sếp mà anh gửi cho bạn bè.

H., phóng viên của một tờ báo ở TP, cho biết mới đây cô cũng bị hack địa chỉ email (Yahoo) khi đang chơi game online. Theo H, cô bị hacker – cũng là một game thủ - bắt chuộc lại với giá mấy chục vạn tiền ảo, tương đương vài triệu đồng tiền thật. Tức cành hông, nhưng cô đành bấm bụng chuộc vì đó là địa chỉ email cô dùng giao dịch công việc nhiều năm qua.

Theo những người am hiểu về công nghệ thông tin, tình trạng bị đánh cắp password email thường xảy ra khi người sử dụng quên thoát ra ở những nơi sử dụng chung máy tính như cơ quan, dịch vụ Internet.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Trưởng ban Tuyên truyền Hội Luật gia TPHCM:

Có thể bị xử lý theo Luật Công nghệ thông tin, Bộ luật Hình sự

Đây là hành vi vi phạm pháp luật mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Theo Luật Công nghệ thông tin, tùy theo mức độ, hành vi này có thể bị phạt tội truy cập trái phép vào máy tính, mạng máy tính, dữ liệu của cá nhân, tổ chức khác với mức phạt 5 triệu đồng; hoặc tội cung cấp thông tin của người khác cho bên thứ ba trong môi trường mạng trái pháp luật hoặc không được phép với mức phạt 5 triệu đồng; hoặc tội giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác với mức phạt 15-20 triệu đồng. Trong trường hợp này, người bị hại cần khiếu nại với Sở Truyền thông – Thông tin.

Ngoài ra, người bị hại có thể tố cáo với công an điều tra. Nếu có đầy đủ chứng cứ về việc hạ thấp uy tín, danh dự của người bị hại trên mạng, hành vi này có thể ghép vào tội làm nhục người khác theo Bộ luật Hình sự với mức cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc tù ba tháng – 2 năm. Chưa hết, hành vi này cũng đã có dấu hiệu phạm tội lừa đảo theo Bộ luật Hình sự vì sử dụng thông tin không đúng sự thật nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác.

M.Nhung ghi

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo