xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sỏi đường tiết niệu:Nhiều biến chứng nguy hiểm!

Lương Duy Cường (lược ghi theo ý kiến GS Đỗ Đình Hồ – Chủ nhiệm Bộ môn sinh hóa Trường Đại học Y Dượ

NIỆU KHOA.- Hầu hết bệnh nhân chỉ đến bệnh viện để điều trị khi bệnh đã quá nặng. Có người biết mình mắc bệnh nhưng cứ để liều tới 10 -20 năm nên sỏi đã quá lớn, gây ra nhiều biến chứng nặng nề, điều trị tốn kém.

Những người thường hay xúc động, lo sợ, băn khoăn, lao động bàn giấy nhưng lười vận động, đều thuộc vào nhóm chiếm tỉ lệ cao về mắc bệnh sỏi đường tiết niệu.

 

Sỏi đường tiết niệu là bệnh thường gặp nhất của đường tiết niệu, trong đó có 40% sỏi ở thận. Thận là nơi bị nhiều sỏi nhất và còn là nơi khởi phát của sỏi niệu quản, sỏi bàng quang. Ở nước ta hiện vẫn chưa được hệ thống hóa đầy đủ về tỉ lệ phần trăm mắc sỏi tiết niệu trong cộng đồng, khu vực bị sỏi, nguyên nhân v.v... nhưng chỉ mới qua số liệu thống kê tại Bệnh viện Bình Dân TPHCM và Bệnh viện Việt Đức đã cho thấy bệnh lý này chiếm đến 22 - 38% tổng số bệnh nhân, riêng ở Bệnh viện Bình Dân TPHCM tỉ lệ chiếm đến 35,9% số bệnh nhân nội trú. Hầu hết số bệnh nhân khi đến bệnh viện để điều trị đã ở trong tình trạng bệnh rất nặng, có người mang bệnh đã 10-20 năm, không ít người đã bị các biến chứng nặng nề như thận mủ, thận câm v.v... rất khó cho việc điều trị và rất tốn kém. Điều này cho thấy nhận thức của người bệnh nước ta về các biến chứng và hậu quả của bệnh này còn rất thấp.

 

Ở xứ nóng tỉ lệ mắc bệnh cao

 

Về cơ chế sinh bệnh có thể do những yếu tố ngoại cảnh như khí hậu nóng nắng quanh năm khiến mồ hôi ra nhiều, khi không uống một lượng nước đủ để bù đắp, tỉ trọng nước tiểu sẽ gia tăng trong khi lượng nước hạ thấp, dòng nước tiểu chảy chậm lại và cuối cùng là làm cho các tinh thể dễ kết tụ thành sỏi. Hoặc người sống ở vùng nắng nóng quanh năm bị ánh nắng cháy da làm cho sinh tố trong cơ thể gia tăng, khiến calci được hấp thụ nhiều hơn qua máu. Đấy là những nguyên nhân khách quan khó tác động và cũng lý giải được vì sao trọng điểm của bệnh này lại nằm ở khu vực các tỉnh phía Nam.

 

Nhưng có những nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp tạo sỏi mà nếu biết thì tác động để làm giảm nguy cơ được. Chẳng hạn như bị sỏi thận do trước đó mắc các bệnh lý về đường tiểu nhưng không điều trị từ đầu hoặc điều trị không dứt điểm, ống thông để trong bọng đái lâu ngày v.v... dẫn đến bị nhiễm trùng đường tiểu; thường xúc động, lo sợ, băn khoăn; viêm xương hoặc gãy xương nhiều chỗ phải điều trị lâu ngày; đặc biệt là những người làm công chức, lao động bàn giấy nhưng lười vận động.

 

Hay ăn lòng heo, lòng bò cũng dễ bị

 

Về bệnh học, có thể phân ra các loại sỏi như: Sỏi calcium thường tạo thành do tình trạng quá bão hòa calcium trong thành phần nước tiểu xuất phát từ việc dùng nhiều sinh tố D hoặc corticoid, gãy xương lớn và nằm bất động lâu ngày, di căn của ung thư sang xương gây phá hủy xương v.v... Khi calcium kết hợp với acid oxalic hay acid phosphoric tạo thành sỏi oxalat calci là loại sỏi chiếm tỉ lệ cao ở nước ta và thường gặp ở nam giới tuổi từ 30 trở lên. Sỏi acid uric cũng chủ yếu gặp ở nam giới và tạo thành khi chất purine tăng trong cơ thể do dùng nhiều thức ăn có chứa chất purine như lòng heo, lòng bò, thịt cá khô, mắm, mắc bệnh thống phong, ảnh hưởng từ sự phân hủy các khối ung thư khi dùng thuốc hóa trị liệu v.v... Sỏi struvite chủ yếu gặp ở giới nữ, được tạo thành do quá trình viêm nhiễm đường tiểu. Sỏi cystin hình thành do sự khuyết tật của việc tái hấp thu ở ống thận của chất cystin và một số acid amin khác. Sỏi này rất ít gặp ở nước ta.

 

Dấu hiệu thường gặp: Đau lưng, tiểu ra máu

 

Các loại sỏi được tạo thành và tồn tại trong hệ thống đường niệu hoặc ngay thận mà có lúc không có biểu hiện gì trên lâm sàng. Vì vậy nhiều trường hợp được phát hiện tình cờ khi thăm khám bệnh khác hoặc vì bị các biến chứng khi sỏi kích thích và cọ xát lên niêm mạc, nhất là khi sỏi có gai hay sần sùi khiến cho niêm mạc chảy máu sinh ra chứng đi tiểu máu, chứng đau lưng. Khi sỏi làm tắc nghẽn bể thận sẽ gây ra các cơn đau của thận. Khi sỏi làm cho thận bị chướng nước hoặc nhiễm trùng thì dần dần sẽ dẫn đến suy giảm chức năng thận. Cũng cần lưu ý rằng người ta có 2 quả thận 2 bên nhưng khi bị sỏi thận bên này thì thận bên kia có thể bị viêm ngược chiều.

 

Việc điều trị sỏi đường niệu nói chung hay sỏi thận nói riêng hiện nay không còn là chuyện khó khăn đối với khả năng của y học nước ta. Hiện chúng ta đã có nghiệm pháp cặn niệu động để giúp phát hiện sớm sỏi thận trong cộng đồng, dễ làm và áp dụng được cho mọi người. Chi phí chỉ mất 5.000 - 10.000 đồng. Đây là một nghiên cứu cấp bộ thực hiện tại Trường Đại học Y Dược TPHCM, vừa được Bộ Y tế nghiệm thu tháng 5-2002.

 

Tự thực hiện nghiệm pháp cặn niệu động

 

7 giờ sáng đi tiểu và lấy một ít nước tiểu (gọi mẫu này là NT1) đựng vào lọ sạch rồi đem đến cơ sở y tế gần nhất (có kính hiển vi) đề nghị xét nghiệm. Tập xen kẽ các động tác thể dục gồm: chạy tại chỗ 5 phút, đứng lên ngồi xuống 3 phút, gập người về trước rồi ưỡn người ra sau 3 phút. Sau khi tập, uống chừng 200 ml nước chín để nguội hoặc trà loãng. Đến 9 giờ đi tiểu, bỏ. Uống tiếp 200 ml nước và giữ cho đến 11 giờ đi tiểu lại, lấy mẫu nước tiểu này (gọi là NT2) đưa tiếp tới cơ sở y tế. Nếu kết quả xét nghiệm có cặn niệu động thì đã gần như chắc chắn bị sỏi niệu. Việc làm tiếp theo sau đó là thực hiện siêu âm hoặc X-quang để biết chính xác sỏi ở bộ phận nào của đường niệu và lớn bao nhiêu.

 

Lưu ý:

. Có một số mẫu cho kết quả xét nghiệm âm tính và dương tính giả nhưng tỉ lệ rất thấp.

. Cần tập đúng động tác, tập dứt khoát và đủ mạnh, đủ thời gian.

. Có thể không cần bắt đầu đúng 7 giờ sáng nhưng phải đảm bảo thời gian giữa hai mẫu NT1 và NT2 cách nhau 4 giờ.

 

 Nguy cơ lạm dụng sữa calci

 

Theo bác sĩ Nguyễn Phương Thượng Vũ, Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, ăn uống có ý nghĩa rất lớn trong việc phòng ngừa và chữa trị sỏi đường tiết niệu. Trong ăn uống nên chú ý không lạm dụng hoặc dùng một cách thái quá các thức ăn, đồ uống có nhiều calci, chẳng hạn như một số loại sữa, tôm, cua, thịt... Một người bình thường nhưng dùng với số lượng nhiều và liên tục trong nhiều ngày thì cơ thể sẽ mất cân bằng, thận đào thải lượng calci thừa không kịp sẽ đọng lại tạo sỏi. Những người nằm trong nhóm nguy cơ (chẳng hạn ở xứ nắng nóng, suy thận v.v...) mà không lưu ý đến những vấn đề nêu trên tỉ lệ mắc bệnh chắc chắn sẽ cao hơn nhiều.

 

Có người cho rằng uống nhiều bia thì sỏi sẽ ra ngoài theo đường tiểu. Thực tế điều này chỉ xảy ra khi sỏi nhỏ. Mà sỏi nhỏ thì chỉ cần uống tăng lượng nước trong ngày là đã tống ra được chứ không phải nhờ vào bia.

 

 

PGS Đỗ Phú Đông - chuyên gia điều trị sỏi đường tiết niệu tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM:

Chỉ khoảng 5% người bệnh cần giải quyết bằng phương pháp mổ

 

img Phóng viên: Khả năng điều trị sỏi đường tiết niệu hiện nay ở nước ta ra sao, thưa phó giáo sư?

- PGS Đỗ Phú Đông: Nếu phát hiện được sớm khi sỏi còn nhỏ thì việc điều trị càng khả quan. Tùy giai đoạn của bệnh để lựa chọn phương pháp can thiệp. Sẽ phải điều trị ngoại khoa nếu điều trị nội khoa thất bại hoặc sỏi đã lớn, gây biến chứng v.v... Hiện chúng ta đã có tất cả các phương pháp can thiệp ngoại khoa mà trên thế giới đang áp dụng, kể cả tán sỏi qua ngã nội soi. Thực tế bệnh này không nên lạm dụng phẫu thuật bởi hiện chúng ta đã ứng dụng rất hiệu quả phương pháp phá sỏi ngoài cơ thể bằng nguyên lý phát sóng điện thủy lực. Bệnh nhân rất ít đau đớn, an toàn và chi phí rẻ hơn nhiều.

img Nhưng phương pháp phá sỏi ngoài cơ thể liệu có giải quyết được tất cả các trường hợp sỏi đường tiết niệu?

- Tất nhiên kỹ thuật y khoa nào cũng có những giới hạn yêu cầu của chống chỉ định. Với việc phá sỏi ngoài cơ thể này thì không dùng được cho trẻ dưới 13 tuổi, phụ nữ đang mang thai, người bị các bất thường về khung xương, người béo bệu. Tuy nhiên số đối tượng thực tế cần phải mổ chỉ chiếm khoảng 5% số người bệnh.

imgPhương pháp tán sỏi ngoài cơ thể đang áp dụng ở đâu, hiệu quả thực tế ra sao?

- Ở cả 3 miền đều đã có những nơi được Bộ Y tế chỉ định cho phép triển khai và thực hiện bằng thiết bị sản xuất trong nước. Tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược TPHCM (201 Nguyễn Chí Thanh, Q.5) cũng đã áp dụng phương pháp này điều trị cho 1.000 bệnh nhân. Kết quả tốt trên 90%. Bệnh nhân chỉ tán trong khoảng 45-50 phút (nếu chỉ bị một hòn sỏi) và về ngay, sinh hoạt bình thường. Trong lúc hiệu quả đạt như thế thì tại sao lại cứ lạm dụng phẫu thuật?i

 imgCảm ơn phó giáo sư.

 

Sĩ Nhân thực hiện

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo