17,6 đến 20,5% không đạt giá trị dinh dưỡng
Cuộc điều tra được tiến hành đối với TPNK có hình thức đóng gói hoặc đồ hộp, là những mặt hàng thông dụng nằm trong danh mục thực phẩm được Nhà nước cho phép nhập khẩu và đang lưu hành trên thị trường. Cụ thể là kiểm tra các chỉ tiêu hóa học và vi sinh vật đối với 643 mẫu của 14 loại TPNK, gồm: sữa bột, bánh kẹo, bột dinh dưỡng, mì gói, bột mì, bột ngũ cốc, nước hoa quả, nước giải khát, xúc xích, patê, phó mát, bơ, ca cao, cá xốt cà. Kết quả tỉ lệ không đạt về thành phần dinh dưỡng biến động từ sữa bột đóng hộp là 6,5% đến mì gói các loại là 25,8%.
Phổ biến nhiễm nấm mốc ở hàng bánh kẹo
Khi xem xét 7 chỉ tiêu vi sinh vật gồm tổng số vi khuẩn hiếm khí, coliform, E.coli, S.aureus, Cl.per, nấm mốc, nấm men thì thấy không xuất hiện tình trạng nhiễm E.coli, S.aureus trong cả 122 mẫu TPNK nhưng lại có tới 62 mẫu nhiễm nấm mốc, 37 mẫu nhiễm Cl.per và 43 mẫu không đạt về tổng số vi khuẩn hiếm khí. Bánh kẹo, nước hoa quả, patê, cá xốt cà là 4 mặt hàng chiếm tỉ lệ cao nhất về nhiễm vi sinh vật. Riêng mặt hàng bánh kẹo, trong 37 mẫu đem phân tích, có tới 16 mẫu nhiễm nấm mốc, 21 mẫu không đạt về tổng số vi khuẩn hiếm khí. Đây là tỉ lệ nhiễm cao nhất trong tất cả 14 loại hàng đã kể. Đặc biệt đáng chú ý là có tới 49,2% số mẫu nhiễm bẩn kết hợp cùng lúc 4 loại vi sinh vật.
30,4% không an toàn về phẩm màu
Trong 378 mẫu TPNK có sử dụng phẩm màu thì tỉ lệ mẫu sử dụng phẩm màu không nằm trong danh mục cho phép chiếm tới 30,4%. Trong đó, 87,9 % các mẫu TPNK sử dụng phẩm màu dung dịch và 80,6% TPNK sử dụng màu nguyên dạng bột nằm trong tình trạng này. Về tình hình sử dụng các phụ gia thực phẩm cũng rất đáng chú ý với 13% số mẫu sử dụng phụ gia quá tiêu chuẩn, tập trung cao nhất ở các mặt hàng như mì và nui các loại: 20%, cá xốt cà và xúc xích: 15%. Riêng với 168 mẫu TPNK nước hoa quả đóng lon, nước giải khát đóng lon, cá xốt cà, patê, khi xét nghiệm còn cho thấy có 6% mẫu nước hoa quả, 6,6% mẫu nước giải khát, 7,5% mẫu cá xốt cà, 8,1% mẫu patê nhiễm kim loại nặng do thôi nhiễm từ bao bì.
Những kết quả kiểm nghiệm nêu trên, tất nhiên là chỉ ở trong giới hạn của một cuộc khảo sát nên không thể phản ánh hết bản chất của thị trường. Nhưng chắc chắn cũng giúp người tiêu dùng có một cách nhìn cân phân hơn khi lựa chọn hàng tiêu dùng.
Thực phẩm nhập khẩu không đạt về dinh dưỡng, vệ sinh có ở khắp nơi Nếu nói riêng về hàng thực phẩm nước ngoài dạng đóng gói, đồ hộp đang chiếm một thị phần khá lớn trên thị trường toàn quốc. Và tất nhiên cũng như mọi loại hàng hóa khác, hàng thực phẩm cũng có tình trạng vàng thau lẫn lộn. Mà tình trạng đó không chỉ là chuyện riêng của một khu vực nào mà là của tất cả mọi tỉnh, thành, chẳng qua khác nhau là ở mức độ. Qua công tác kiểm tra, chúng tôi vẫn thường gặp những lô hàng thực phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm được các doanh nghiệp tìm cách nhập vào thị trường trong nước, nhất là hàng do các doanh nghiệp đi thu gom từ các siêu thị nước ngoài trong những đợt đao giá. Phát hiện được là chúng tôi kiên quyết từ chối nhập khẩu ngay. Nhưng thử hỏi có mấy mươi phần trăm hàng hóa trên thị trường là đã qua cơ quan chức năng kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu. Có những mặt hàng có dán tem nhập khẩu (chẳng hạn như rượu ngoại, thuốc ngoại) nhưng vẫn cứ tràn lan tình trạng tem giả hoặc tem thật, vỏ thật, thương hiệu thật mà ruột thì lại dỏm. Huống hồ gì những hàng hóa không có tem thì biết đâu lại gặp phải hàng “Hồng Kông bên hông Chợ Lớn”. Đó là chưa kể đến hàng sản xuất từ nước ngoài thật nhưng là sản phẩm của các doanh nghiệp nhỏ, lọt vào thị trường trong nước qua hàng vạn kiểu. Chẳng qua những hậu quả xảy ra do thực phẩm nhiễm kim loại, phẩm màu ngoài danh mục v.v... thường không thể hiện ngay như kiểu một vụ ngộ độc cấp tính mà âm thầm có khi hàng chục năm mới phát, nên người tiêu dùng không biết để sợ. Bởi vậy cách tốt nhất là hãy bỏ ngay tư tưởng sính ngoại trong chuyện ăn uống. Người tiêu dùng hãy vì chất lượng cuộc sống của bản thân mình và gia đình để bằng mọi cách trang bị kiến thức tiêu dùng thực phẩm, chẳng hạn như việc xem xét các thông tin ghi trên nhãn hàng hóa, lựa chọn nguồn cung cấp thực phẩm v.v... Sĩ Nhân
Bác sĩ Nguyễn Xuân Mai – Phó viện trưởng Viện Vệ sinh Y tế Công cộng, Trưởng Ban Kiểm tra Nhà nước về chất lượng thực phẩm nhập khẩu:
Bình luận (0)