xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Rối loạn trầm cảm trong môi trường làm việc

Bác sĩ Lê Quốc Nam (Trưởng Phòng Chỉ đạo tuyến Trung tâm Sức khỏe Tâm thần TPHCM)

TÂM THẦN .- Ước tính khoảng 1/3 số nhân viên bị trầm cảm sẽ sử dụng rượu hay thuốc an thần để tự an ủi bản thân và điều này dễ dẫn đến tình trạng lạm dụng chúng. Trầm cảm là một rối loạn tâm thần thường gặp bao gồm nhiều triệu chứng nhưng hay gặp nhất là sự buồn bã một cách sâu sắc, người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, mất hy vọng. Cần phải lưu ý trầm cảm không phải là sự yếu ớt, lười biếng mà nghĩa là có một rối loạn y khoa cần điều trị.

20% nhân viên bị trầm cảm

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Ngân hàng Thế giới (WB), cả thế giới tiêu tốn khoảng 240 tỉ USD/ năm cho trầm cảm và các rối loạn liên quan. Tại thời điểm bất kỳ có khoảng 1 trong số 5 nhân viên (20%) bị trầm cảm. Trầm cảm ảnh hưởng đến tất cả mọi loại ngành nghề và mọi nhân viên dù ở cương vị hay cấp bậc nào cũng có thể bị rối loạn này. Nó ảnh hưởng đến năng suất lao động, khả năng phán đoán và khả năng giao tiếp của nhân viên. Nhân viên bị trầm cảm sẽ không thể tập trung chú ý đúng mức vào công việc, không giao dịch tốt với khách hàng, không thể phán đoán và ra quyết dịnh nhanh chóng từ đó dễ dẫn đến các tai nạn lao động và các quyết định sai lầm gây thiệt hại cho công ty. Ước tính khoảng 1/3 số nhân viên bị trầm cảm sẽ sử dụng rượu hay thuốc an thần để tự an ủi bản thân và điều này dễ dẫn đến tình trạng lạm dụng chúng.

Bệnh nhân rối loạn trầm cảm từ  55 tuổi trở lên có tỉ lệ tử vong trong vòng 15 tháng kế cao gấp 4 lần so với nhóm đối chứng cùng tuổi và không bị trầm cảm. 15% bệnh nhân rối loạn trầm cảm đã từng nhập viện, cuối cùng sẽ tử vong do tự tử.

Những điều người quản lý cần biết

Lý do làm nhân viên “ngại” khai bệnh là sợ bị chê yếu đuối, không có năng lực; sợ mất việc hay thuyên chuyển công tác; không biết đây là một loại bệnh tâm thần và việc điều trị rất có hiệu quả. Vì vậy để giúp đỡ một nhân viên bị trầm cảm, người quản lý cần có kiến thức về rối loạn trầm cảm để sớm nhận ra các dấu hiệu có thể liên quan đến rối loạn trầm cảm, thảo luận với nhân viên về vấn đề của họ một cách thấu hiểu, thông cảm và giữ bí mật cuộc nói chuyện, chuyển nhân viên đến nơi khám bệnh thích hợp. Tạo cho bệnh nhân trầm cảm một thời khóa biểu làm việc linh động trong thời gian điều trị, chú ý đến môi trường xung quanh nhân viên, nhận ra các dấu hiệu nghiêm trọng như  “cuộc sống sao vô nghĩa”, “thật là dễ chịu nếu được chết đi” và chuyển nhân viên đến khám chuyên khoa ngay lập tức.

Điều mà người quản lý cần tránh là tự chẩn đoán bệnh cho nhân viên hoặc lên lớp về các bài học “đạo lý”.

Biện pháp phòng chống

+ Cung cấp kiến thức cơ bản về rối loạn trầm cảm cho công nhân và các nhà quản lý.

+ Nếu phát hiện  nhân viên có những triệu chứng “gợi ý”, phải gởi đi khám chuyên khoa ngay, vì nếu được điều trị sớm thì tỉ lệ thành công cao (trên 80%). Đa số nhân viên sau thời gian điều trị có thể trở lại làm việc với hiệu suất như thời gian trước kia.

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên chữa bệnh (cho thời gian chữa bệnh, bố trí công việc hợp lý trong thời gian chữa bệnh...). 

Các triệu chứng trầm cảm ở nơi làm việc

- Giảm năng suất (không hoàn thành đúng hạn, làm chậm hơn bình thường, hay xin lỗi vì không hoàn thành công việc, giảm sút khả năng ra quyết định đúng...).

- Xuống tinh thần (không thích thú, mất động cơ làm việc...).

- Giảm khả năng giao tiếp, hợp tác (tự cách ly mình khỏi đồng nghiệp, không tham gia họp...).

- Tai nạn lao động (thường do giảm khả năng tập trung chú ý).

- Thường than vãn lúc nào cũng mệt.

- Đau nhức nhiều chỗ mà không có nguyên nhân rõ ràng (đau đầu, đau lưng, đau vai, rối loạn tiêu hóa...).

- Lạm dụng rượu hay ma túy.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo