xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Năm 2004: Sẽ có 60.000 lao động đi nước ngoài làm việc

Nguyễn Duy

XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG.- Malaysia, Đài Loan tiếp tục là thị trường trọng điểm, mở hướng mới: Đưa lao động sang tái thiết Iraq

Trong năm 2003 cả nước đã đưa hơn 75.000 lao động đi nước ngoài làm việc. Theo kế hoạch, trong năm 2004 cả nước tiếp tục đưa 60.000 lao động đi nước ngoài làm việc. Tìm kiếm thị trường mới, nâng cao chất lượng doanh nghiệp (DN), tạo uy tín thị trường, nâng cao nhận thức, tay nghề của người lao động (NLĐ)... là những biện pháp trọng tâm của năm tới.

Sẽ có 80% lao động đi Malaysia và Đài Loan

Dự kiến trong năm 2004 sẽ có 80% trên chỉ tiêu 60.000 lao động được đưa đi Malaysia và Đài Loan. Tại thị trường Malaysia, lao động làm việc chủ yếu trong 4 lãnh vực xây dựng, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Mục tiêu Bộ LĐ-TB-XH đặt ra là tiếp tục chọn Malaysia làm thị trường trọng điểm để tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo. Điều kiện tuyển dụng đơn giản (tuyển lao động không nghề, trình độ văn hóa thấp), chi phí thấp nên khá phù hợp với lao động nghèo, diện chính sách của nước ta. Giúp việc gia đình và chăm sóc người bệnh là các công việc thu hút đông lao động nhất; số còn lại là thuyền viên tàu cá, công nhân trong công xưởng, nhà máy. Mức thu nhập tại đây cũng tương đối khá, hầu hết các DN đều đưa ra mức lương bình quân 500 USD/tháng. Tổng chi phí đi Đài Loan theo hợp đồng khoảng 40 triệu đồng. Thuận lợi là hiện có một số DN liên kết với các công ty môi giới Đài Loan cho vay theo hình thức làm trước – trả sau. NLĐ chỉ cần từ 5 – 10 triệu đồng để lo các chi phí ban đầu là có thể đi được.

Hàn Quốc, Nhật Bản: Thị trường... hạng sang

Nhật Bản và Hàn Quốc là hai thị trường có điều kiện làm việc, thu nhập hấp dẫn mà chủ trương của Bộ LĐ-TB-XH đặt ra là phải giữ cho bằng được. Điều kiện, môi trường làm việc tốt, thu nhập cao, bình quân trên 800 USD/tháng, nên đa số lao động đều muốn đi thị trường này, hoặc muốn kéo dài thời hạn hợp đồng. Tuy nhiên, theo ông Trần Quốc Ninh, Giám đốc Công ty DV XKLĐ & Chuyên gia Suleco, yêu cầu của đối tác Nhật Bản đòi hỏi cao hơn các thị trường khác (như phải có ngoại hình, trình độ văn hóa  lớp 12 trở lên, tay nghề may (nữ) và cơ khí (nam) phải tương đương  bậc 3/7. Để chống bỏ trốn, phá vỡ hợp đồng, NLĐ phải thế chấp tài sản hoặc phải có tiền ký quỹ (từ 7.000 USD - 10.000 USD)... Đây chính là những lý do khiến số lượng lao động đi Nhật Bản sẽ không cao, dự kiến chỉ khoảng 2.000 – 3.000 người trong năm tới.

Riêng thị trường Hàn Quốc thì điều kiện tuyển dụng đơn giản hơn Nhật Bản (tuyển lao động không nghề, trình độ văn hóa 9/12...), cộng với mức thu nhập khá (bình quân 600 USD/tháng) nên đa phần NLĐ đều muốn đi Hàn Quốc làm việc. Những thay đổi về chính sách quản lý lao động nước ngoài của Hàn Quốc mở ra rất nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam.  Cụ thể mới đây, Chính phủ Hàn Quốc thông qua Luật  Cấp phép cho lao động nước ngoài, có hiệu lực từ tháng 8-2004. Theo luật mới này, lao động nước ngoài đến Hàn Quốc làm việc sẽ được hưởng các quyền lợi, thu nhập như người bản địa (lương của TNS hiện chỉ bằng khoảng 50% lương của lao động bản địa). Bộ LĐ-TB-XH đang nỗ lực đàm phán để đưa Việt Nam vào danh sách 15 nước được áp dụng luật này.

XKLĐ sang nước thứ ba

Mục tiêu đặt ra trong năm tới là tìm kiếm, khai thác các thị trường mới, thị trường tiềm năng như thị trường Libya, Trung Đông (chủ yếu lao động xây dựng, công nghiệp), châu Phi (chuyên gia nông nghiệp), Bắc Mỹ, Liên bang Nga, Đông Âu, EU, lao động trên biển... Một bước đột phá mới trong việc tìm thị trường EU là năm qua đã có hơn 100 lao động được hai DN đưa đi Pháp làm việc trong ngành chế biến thực phẩm. Mức thu nhập tại các nước EU khá cao, bình quân từ 1.500 – 2.000 USD/người/tháng. Tại khu vực Trung Đông, hướng triển vọng mở ra là tiếp xúc, xây dựng quan hệ hợp tác với các tập đoàn kinh tế để cung ứng đưa lao động sang tái thiết Iraq. Được biết hiện nay, phía Việt Nam đang đàm phán để đưa 2.000 lao động Việt Nam sang làm việc ở nước thứ ba, thông qua Hiệp hội Xây dựng Hải ngoại Hàn Quốc. Nếu không có gì thay đổi, số lao động ngành xây dựng này sẽ được đưa sang nước thứ ba, tham gia tái thiết Iraq.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo