xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bánh bó xứ Quảng

THANH LY

Tại Quảng Nam, bánh bó có từ lâu đời và đây là món ngon chỉ xuất hiện trong ngày Tết, giỗ chạp. Nhưng với dân Huế thì gọi thứ này là bánh lăn...

Năm nào cũng thế, khi hương vị Tết bắt đầu len lỏi và dần tràn ngập các nẻo đường, ở khắp vùng quê Quảng Nam nhà nhà lại bắt tay vào làm bánh bó. Trong cái lạnh se sắt những ngày cuối năm, thật rộn ràng ấm áp khi cả nhà ngồi quây quần quanh bên lò lửa, rang, giã nếp rồi cùng rim đường, nhào bột nếp...

img

Sao lại gọi là bánh bó? Có lẽ đơn giản chỉ vì trong quá trình làm bánh người ta nén bó chặt nhân mứt trái cây bên trong bột nếp rang. Tương tự, người Huế gọi bánh lăn vì khi làm phải lăn tới lăn lui nhiều lần để bột nếp quyện với nhân.

Với bánh bó nguyên liệu chính là nếp, đường. Nếp phải là loại hạng nhất, rất dẻo và thơm được chọn lựa từ mùa trước, đem phơi khô cất kỹ. Đặc biệt không thể thiếu những phụ liệu làm nên đặc trưng của bánh bó xứ Quảng là cà chua chín, một ít quất, cà rốt, bí đao, gừng, chuối ép và mấy trái dứa. Chỉ trừ đường kính phải mua ngoài chợ, các nguyên liệu còn lại khá mộc mạc, đều là “cây nhà lá vườn”.

Trước khi làm bánh, nếp được đem ra phơi khô lần nữa, sàng sảy cẩn thận. Người ta phải thức dậy từ canh ba, khi ngoài trời còn đẫm sương đêm để quạt đỏ bếp than hồng rồi rang từng mẻ nếp, sau đó xay hoặc giã mịn như bột. Theo kinh nghiệm được người xưa truyền lại, muốn bột nếp dẻo, trắng và ngon, bắt buộc phải rang trong những chiếc om hay nồi đất làm thủ công. Rang lâu quá hạt nếp sẽ cứng nhưng nếu nhanh quá hạt nếp còn sống, khi giã sẽ bị nhão.

Tiếp theo là công đoạn rim mứt để “bó" cùng bột. Tỉ mẩn xắt cà chua, quất, cà rốt, bí đao, dứa, gừng, chuối ép ra từng lát mỏng. Riêng cà rốt thì băm thành từng hạt nhỏ như hạt lựu. Tất cả cho vào chảo cùng một ít đường rim với lửa nhỏ đến khi đã nổi bong bóng lăn tăn trên mặt chảo, trộn đều rồi canh đúng lúc nước đường gần như đặc quánh, những lát trái cây trở thành mứt dẻo, miếng nào miếng nấy săn lại đẫm chất đường thì tắt bếp, để nguội.
Tiếp tục nấu nước đường theo tỉ lệ phù hợp (thường một ký bột - một ký đường) . Đợi nước đường nguội rây bột nếp vào xoong nước đường, dùng vá khuấy trộn bột cùng mứt cho đều tay đến khi bột dẻo, nước đường thấm vào bột là được.

Cuối cùng đổ bột ra chiếc mâm, dùng tay nén bột thành khối trụ tròn lần lượt xếp xen kẽ các loại mứt cà chua, mứt thơm, mứt gừng, mứt quất, mứt bí đao và mứt cà rốt, dã rim lên một nửa mặt bánh. Sau đó, đắp miếng bột khác lên bó kín phần nhân và “chỉnh sửa” sao cho trùng khít với khối bột ở dưới theo hình dáng đã định.

Với bánh bó, khi ăn phải dùng dao cắt bánh thành từng lát nhỏ. Thật khó tả sự tuyệt vời của từng lát bánh mềm mại, duyên dáng với màu trắng bột nếp điểm xuyết màu vàng sậm của những miếng thơm, vàng nhạt của những lát gừng, màu cánh kiến của những lát quất, chuối ép, màu trắng đục của bí đao, màu đỏ pha hồng của những cà rốt, cà chua.

Bánh bó để được lâu mà không sợ bị hư hay ngả màu nên còn được dùng làm quà đặc sản cho người xa nhà. Dịp Tết, bạn bè thân hữu thăm viếng, những miếng bánh bó vừa dai vừa dẻo, hương vị đậm đà nhưng lạ miệng được chuyển từ bàn thờ gia tiên xuống, bày ra đĩa mời nhau, nhâm nhi cùng tách chè tươi bốc khói trên tay thì còn gì bằng!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo