xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Du khách bỏ Vũng Tàu vì nạn “chặt chém”

Theo Phan Hà (Bà Rịa-Vũng Tàu Online)

“Tôi đi Vũng Tàu, ấn tượng đọng lại không phải là cảnh đẹp mà là “vấn nạn chặt chém”. Tôi tự hỏi: tại sao chúng ta cứ phải đến Vũng Tàu để bị chặt chém?” - một du khách chia sẻ trên diễn đàn internet về vấn nạn chặt chém ở Vũng Tàu.

img
Quán ăn Hiệp Ký I, một trong 7 quán ăn nằm trong danh sách “đen” chặt chém du khách

Tình trạng “chặt chém” khách một cách trắng trợn tại một số quán ăn ở TP. Vũng Tàu rõ ràng đang làm xấu đi hình ảnh thành phố du lịch. Để dẹp bỏ vấn nạn nhức nhối này, mới đây Sở Công thương đã họp với các cơ quan chức năng để bàn giải pháp.

Lỗ hổng về quản lý

Sở Công thương cho biết: trong tổng số 23 nhà hàng, quán ăn tại khu vực Bãi Sau, có 7 địa chỉ thường xuyên bị du khách phản ánh về tình trạng “chặt chém”. Các hành vi “chặt chém” thường xảy ra vào ngày nghỉ và các dịp lễ, tết. Thủ đoạn là niêm yết giá một đằng bán một nẻo, đăng ký giá bán với cơ quan quản lý cao hơn nhiều lần để tùy tiện “chặt chém” mà không bị xử lý về hành vi bán quá giá niêm yết. Ngoài ra, các quán ăn này còn gian lận trong cân, đếm, nhưng khi kiểm tra, cơ quan chức năng rất khó phát hiện và xử lý.

Ông Thái Hồng Quân, Đội trưởng Đội 2, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh cho biết: Đã nhiều lần, qua phản ánh của du khách, đội quản lý thị trường đến tận nơi kiểm tra nhưng không xử lý được vì không có bằng chứng. Có nhà hàng sử dụng 2 thực đơn, khi đưa cho khách xem thì dùng thực đơn giá rẻ, khi tính tiền thì sử dụng thực đơn “chặt chém”. Các quán này rất chuyên nghiệp trong việc đối phó với các cơ quan chức năng nên rất khó có bằng chứng để xử lý. Còn khi bị xử lý thì nhiều quán lại đổi tên và tiếp tục chặt chém.

Theo phản ánh của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh, giá cả các mặt hàng ăn uống phục vụ cho khách du lịch trên địa bàn TP. Vũng Tàu được đăng ký với cơ quan chức năng hiện đang cao hơn mặt bằng chung của thị trường và so với các địa phương du lịch khác. Chẳng hạn, một kg ghẹ ngoài thị trường chỉ khoảng 250.000 đồng, các quán đăng ký giá 750.000 đồng; cua thịt khoảng 200.000-250.000 đồng/kg, đăng ký giá 650.000; giá các loại ốc hương, tôm sú cũng cao hơn so với thị trường từ 350.000- 500.000 đồng/kg.

7 nhà hàng, quán ăn có tiếng về “chặt chém”
Sở Công thương sau một quá trình kiểm tra, xử lý các vi phạm trong việc niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết đã công bố bản danh sách 7 nhà hàng, quán ăn sau đây có hành vi “chặt chém” du khách: Phượng Vĩ (Tùng Ngọc Thủy cũ - 113 Hoàng Hoa Thám), Du Thuyền (Thủy Ngọc Thủy cũ - 73 Hoàng Hoa Thám), Hải Nam (Ốc Biển cũ - 127 Hoàng Hoa Thám), Hiệp Ký I (195 Hoàng Hoa Thám), Như Ý (306 Phan Chu Trinh), Hoa Ban Đỏ (Song Thịnh cũ - 97 Võ Thị Sáu) và Tây Hồ Thủy Tạ (159 Võ Thị Sáu).


Lời giải cho một bài toán khó

Trước tình trạng “chặt chém” du khách, vừa qua, Sở Công thương chủ trì cuộc họp với các cơ quan chức năng có liên quan để tìm ra các biện pháp xử lý. Tại cuộc họp, nhiều ý kiến được đưa ra với quyết tâm giải quyết vấn nạn “chặt chém” từ gốc đến ngọn.

Phát biểu tại cuộc họp, bà Trương Thị Hường, Phó Chủ tịch UBND TP. Vũng Tàu cho rằng: Trong thời gian tới, cơ quan chức năng cần “cài” người vào để theo dõi, bắt quả tang các trường hợp vi phạm. Những quán vi phạm nhiều lần có thể chuyển hồ sơ để cơ quan pháp luật xem xét truy tố.

Ông Huỳnh Văn Chinh, Phó Giám đốc Sở Công thương cho rằng: Từ nay về sau, đối với những quán ăn nằm trong “danh sách đen”, nếu vi phạm bị phát hiện kiên quyết không cho đổi tên quán.

Còn ông Phan Hữu Thịnh, Trưởng phòng Quản lý thương mại, Sở Công thương cho rằng, việc áp dụng chính sách thuế đối với các quán này rất quan trọng. Do đó, UBND TP. Vũng Tàu cần có biện pháp thu thuế đối với những quán ăn đăng ký giá cao để hạn chế tình trạng nâng giá để đăng ký.

Bà Nguyễn Thị Ngọc, cán bộ Sở Tài chính cho biết, sẽ tham mưu UBND tỉnh đưa ra các danh mục thuế đối với các loại hàng hóa ăn uống để đăng ký giá; giao cho UBND TP. Vũng Tàu trực tiếp thẩm định giá rồi cho mới cho niêm yết giá.

Riêng đại diện Sở Giao thông-Vận tải tỉnh cũng khẳng định sẽ chấn chỉnh và có biện pháp xử lý nghiêm những tài xế tiếp tay, câu kết với các quán ăn để “chặt chém” khách.

Theo bà bà Trần Thị Hường, Giám đốc Sở Công thương, ngoài những giải pháp nêu trên, để xóa bỏ được nạn “chặt chém” một cách triệt để, cần thiết phải dựng panô công bố những địa chỉ du lịch tin cậy; ghi điện thoại đường dây “nóng” trên các tuyến đường chính để khách du lịch biết. Về phía Sở Công thương, trong tháng 10, lực lượng quản lý thị trường sẽ phối hợp với lực lượng chức năng của Công an tỉnh, Cục thuế, Sở Tài chính, UBND TP. Vũng Tàu và các cơ quan liên quan kiểm tra các cơ sở kinh doanh ăn uống trên các tuyến đường Hoàng Hoa Thám, Võ Thị Sáu, Thùy Vân, Phan Chu Trinh…; đặc biệt là các quán ăn, nhà hàng thường xuyên có tai tiếng. Đợt kiểm tra này sẽ phải sử dụng những nghiệp vụ cần thiết để phát hiện và xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo