xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Làm giàu với mô hình trồng cóc Thái

Theo NGUYỄN RẠNG (An Giang Online)

Trồng cây cóc Thái xen canh với các loại cây ăn trái khác như xoài, cam, mận, ổi, ớt… là mô hình phát triển rầm rộ từ vài năm trở lại đây ở ấp cồn An Thạnh, xã Hòa Bình (Chợ Mới, An Giang), đã giúp nhiều hộ vươn lên khá giả.

img

Ông Phạm Văn Trung đang chăm sóc cóc.
 
Qua cải  tạo vườn tạp, nhiều hộ ở xã Bình Phước Xuân (Chợ Mới) trồng giống cóc Thái Lan được thương lái đến tận vườn  hỏi mua để  làm dưa. Chính từ xuất phát điểm này, nhiều bà con qua tìm hiểu, được biết cây cóc rất dễ trồng, ít sâu bệnh, cho nhiều trái, trồng khoảng 18-20 tháng là thu hoạch và đầu ra luôn thuận lợi. Thế là, phong trào trồng cóc xen canh với các loại cây trồng khác phát triển rầm rộ, nhất là ở ấp cồn An Thạnh với khoảng  25 héc-ta.
 
Ông Trương Văn Lừa, 53 tuổi, một trong số ít người trồng cóc xen canh đầu tiên ở cồn An Thạnh cho biết : “Sau khi tìm hiểu, tôi mua  cóc giống với giá 4.000 đồng/ cây, đem  về trồng chỉ 19 tháng là thu hoạch.
 
Khác với cây cóc truyền thống (rất cao, ít trái, 1 năm chỉ ra trái 1 lần…) cóc Thái Lan cây thấp (khoảng 1,5m- 2m) nhưng tán rộng, đặc biệt thích nghi tốt với các loại đất, ít sâu bệnh, vừa thu hoạch xong thì ra bông ngay sau đó  và 20 ngày sau lại tiếp tục cho thu hoạch.
 
Tôi trồng xen canh khoảng 300 gốc cóc, năm qua bẻ bán đến 15 lần và hiện  nay (cóc đã gần 3 tuổi ) bông sum suê, có khả năng năng suất sẽ tăng từ 1,5 đến 2 lần  so với các đợt ra trái đầu tiên. Hiện với giá bán từ  4.500 – 8.500 đồng/kg, cứ  20 ngày tôi bỏ túi từ 500.000– 650.000 đồng”.
 
Từ mô hình của ông Trương Văn  Lừa, nhiều bà con ở ấp cồn An Thạnh  đua nhau trồng cóc  xen canh, hoặc trồng theo các bờ bao, tận dụng triệt để  những khoảnh đất trống, trong đó người em trai của ông Lừa (ông Trương Văn Tâm)  trồng xen canh trên 500 gốc cóc vừa qua trúng mùa, trúng giá nên phất lên rất nhanh. Các ông như  Trương Văn Sạch, Trần Văn Nhỉ, Nguyễn Văn Bé… sau  thời gian trồng cóc thấy hiệu quả kinh tế cao đã mở rộng diện tích trồng, có người còn trồng chuyên canh cả một diện tích đến 2.000- 3.000 m2 đất. 
 
Ông Phạm Văn Trung cho hay : “Lúc đầu, ấp cồn này chỉ chuyên trồng các loại cây như xoài, ổi, cam, mận… nhưng nay  thì nhiều hộ trồng cóc với  diện tích lớn, thậm chí nhiều hộ sẵn sàng chặt bỏ những cây trồng  ít hiệu quả để trồng cóc.  Hiện nay, dù người trồng cóc nhiều hơn, diện tích cũng nhiều hơn nhưng vẫn không đủ nguyên liệu cung cấp cho các  cơ sở làm dưa cóc ở xã Bình Phước Xuân và các nơi”.

img

Ông Trương Văn Lừa giới thiệu vườn cóc của mình.
 
Nói về mô hình trồng cóc ở địa phương, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Bình Nguyễn Xuân Nhiệm cho biết: “Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới theo chủ trương của Nhà nước, địa phương kết hợp ngành chuyên môn tổ chức các lớp tập huấn về kinh doanh, sản xuất nhằm giúp  bà con nâng cao kiến thức, biết chọn lựa các mô hình làm ăn hiệu quả, đồng thời thực hiện các mô hình sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường, ít chi phí, khai thác nguồn đất hiệu quả nhất để tăng thu nhập, làm giàu.
 
Mô hình trồng cây ăn trái xen canh cây cóc ở ấp cồn An Thạnh vừa qua cho thấy đã phát huy hiệu quả. Qua phong trào, nhiều hộ  đã trở nên khấm khá, hộ giàu cũng tăng lên, làm  thay đổi bộ mặt ở ấp cồn vốn đất hẹp người đông”. 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo