xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Một cổ thực vật “hoá thạch sống” được nhân giống thành công

Theo Khắc Dũng (Lâm Đồng Online)

Qua nghiệm thu bước đầu, VQG Bidoup Núi Bà và Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm lâm sinh Lâm Đồng đã thông báo việc nghiên cứu và trồng thử nghiệm loài cổ sinh vật “hoá thạch sống” thông hai lá dẹt trên đỉnh núi Bidoup đã cho kết quả khả quan.

Thạc sĩ Lê Văn Hương - GĐ VQG Bidoup Núi Bà - cho biết: Với độ cao từ 1.500 đến trên 2.000m, việc trồng thử nghiệm thành công giống thông cổ sinh vật này, khu vực rừng Bidoup (giáp ranh giữa Lâm Đồng và Khánh Hoà) một lần nữa chứng minh rằng đây chính là “xứ sở” của loài hoá thạch sống thông hai lá dẹt”.
 
Tài liệu nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm lâm sinh Lâm Đồng cho biết: Thông hai lá dẹt có tên khoa học là Ducampopinus kremfii, thuộc họ thông – pinaceae; với đặc trưng là có hai lát dẹt hình lưỡi kiếm. Đây là loài thông cổ được cho là sinh cùng thời với khủng long; hiện đã gần như bị tuyệt diệt trên thế giới, chỉ có độc nhất ở Việt Nam.
 
img
Thông hai lá dẹt ở rừng Bidoup

Sứ giả thời tiền sử
 
Thông hai lá dẹt ở Lâm Đồng được ví như “sứ giả thời tiền sử”, là một thực vật cổ “hoá thạch sống” hiếm hoi còn sót lại cho đến ngày nay (trên thế giới, ngoài Việt Nam, không còn nơi nào hiện hữu loài cổ sinh vật này). Hiện tại, thông hai lá dẹt được xếp ở loài hiếm, mức độ đe doạ có thể bị tuyệt chủng (bậc R) do nạn săn lùng của sơn tràng và do môi trường sống của chúng (rừng) bị thu hẹp đáng kể.
 
Ở Việt Nam, ngoài khu vực Cổng Trời của huyện Lạc Dương (giáp với TP Đà Lạt, Lâm Đồng theo hướng Suối Vàng, phường 7), quần thể thông hai lá dẹt hiếm hoi này chỉ còn được tìm thấy tại khu vực rừng Bidoup (trên đỉnh Hòn Giao, tiếp giáp với địa phận tỉnh Khánh Hoà) và một ít ở các nơi khác như quần sơn thuộc huyện Khánh Sơn của tỉnh Khánh Hoà, vùng phụ cận Nha Trang (Khánh Hoà) giáp với vùng rừng Đơn Dương (Lâm Đồng), vùng rừng thuộc VQG Chư Yang Sin (Đắc Lắc)...
 
Nhà lâm học Nguyễn Hoàng Nghĩa (Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam) cho biết: “Thông hai lá dẹt thường gặp ở độ cao trên 1.000m ở Cổng Trời, cây mọc thành quần thụ lớn ở độ cao 1.600m. Trong đợt điều tra gần đây ở vùng núi Bidoup, chúng tôi cũng gặp thông hai lá dẹt mọc rải rác ở độ cao 1.600m trở lên. Vùng núi Bidoup thuộc xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) là khu phân bố thứ hai của thông hai lá dẹt mà chúng tôi đã tới khảo sát thuộc địa phận Long Lanh, cách TP Đà Lạt khoảng 50km”.
 
Thạc sĩ Lê Văn Hương cho biết: “Cổ sinh vật thông hai lá dẹt được cho là sinh cùng thời với khủng long. Sau những biến đổi trong lịch sử trái đất hàng triệu năm về trước, hầu như mọi sinh vật đều biến mất, chỉ một vài loài còn sót lại. Trong đó, “người” còn sót lại và sống cùng với con người hôm nay chính là thông hai lá dẹt, và chỉ Việt Nam mới có. Vì thế, loài cổ sinh vật hoá thạch này được ví như là một trong những sứ giả thời tiền sử”.
 
Tín hiệu đáng mừng
 
Lãnh đạo của Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm lâm sinh Lâm Đồng cho biết: “Đối với một số loài cổ sinh vật ở Lâm Đồng hiện nay, ngoài việc chú trọng bảo tồn insitu (bảo tồn tại chỗ) thì hình thức bảo tồn exsitu (bảo tồn ngoại vi) như thu thập hạt giống gây trồng ngoài vùng phân bố tự nhiên cũng được chú trọng một cách đặc biệt”. Ở rừng Lâm Đồng có các quần thể thông hai lá dẹt phân bố tự nhiên, kết quả khảo sát của các nhà khoa học trong những năm gần đây cho thấy, khả năng tái sinh tự nhiên của loài cổ thực vật này là rất kém.
 
Qua quan sát và theo dõi thực địa trong thời gian dài, các nhà khoa học của Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm lâm sinh Lâm Đồng và Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam đưa ra kết luận: Ở quần thể thông hai lá dẹt của Lâm Đồng, lớp cây trưởng thành đang đi dần về “tuổi già” (hàng ngàn năm), trong khi lớp kế cận (trung gian) hầu như không có nên lớp mầm (cây non) không có khả năng sống sót đến trên giai đoạn trung gian. Do vậy, khả năng thay thế những cánh rừng thông hai lá dẹt thuần thục một cách tự nhiên là rất hy hữu.
 
Chính vì vậy mà các nhà khoa học của Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm lâm sinh Lâm Đồng đã “hướng” về phương pháp exsitu trong công tác bảo tồn và phát triển giống cây cổ sinh vật thời tiền sử thông hai lá dẹt. Theo nhóm nghiên cứu của Trung tâm, cái khó nhất trong việc nghiên cứu nhân giống thông hai lá dẹt là ở chỗ tạo được một môi trường phù hợp để chăm. Nếu trước đây, phương pháp ươm hạt tạo cây con còn khó khăn thì nay, khâu tạo giống đã có sự can thiệp của kỹ thuật in vitro (nhân giống vô tính) nên việc tạo cây con tương đối dễ dàng. Vấn đề lúc này là nuôi cây con trong vườn ươm và đưa cây giống ra ngoài hiện trường để trồng.
 
Từ 5 năm về trước, việc nhân giống loài thực vật cổ sinh này được thực hiện chủ yếu bằng cách ươm hạt nên số lượng không cây giống không nhiều; với lại, tuy các nhà khoa học có mang loại cây giống này đi trồng một số nơi nhưng tỷ lệ cây sống đạt rất thấp. Trong ba năm trở lại đây, việc nhân giống đã được thực hiện theo phương pháp in vitro nên đã có hàng loạt cây giống thông hai lá dẹt ra đời. Và, Trung tâm Nghiên cứu lâm sinh Lâm Đồng đã chọn vùng rừng Bidoup – một trong những nơi phát hiện có quần thể thông hai lá dẹt tồn tại tự nhiên – để trồng thành rừng.
 
Ông Lê Văn Hương, GĐ VQG Bidoup Núi Bà, cho biết: “Sau một thời gian trồng thử nghiệm (2ha trồng dưới tán rừng, 1ha trồng trên đất trống), đến nay, tỷ lệ cây sống đạt khá cao và tỏ ra phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng ở đây. Như vậy, tỷ lệ thành rừng đối với lượng cây giống thông hai lá dẹt đang thử nghiệm này là rất cao”.
 
Thông hai lá dẹt là một trong những cổ sinh vật được sinh cùng thời với khủng long là phát biểu chính thức của nhiều nhà khoa học trên các diễn đàn. Họ nói thế là hoàn toàn có căn cứ: Ở Lâm Đồng – Tây Nguyên, không chỉ “sứ giả thời tiền sử” thông hai lá dẹt còn sót lại mà đâu đó trong những cánh rừng già vẫn còn hiện hữu những “sứ giả” cùng thời khác là những hoá thạch sống như thuỷ tùng, sồi ba cạnh, thông năm lá… Bởi vậy, việc nhân giống thành công thông hai lá dẹt không chỉ có ý nghĩa riêng của việc bảo tồn nguồn gen này mà còn mở ra một triển vọng mới cho việc bảo tồn các loài thực vật cổ sinh khác cũng được xem là “sứ giả của thời tiền sử” đang hiện hữu ở Lâm Đồng – Tây Nguyên nhưng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao.


 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo