xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tận diệt kỳ nhông vì quý ông..."ham vui"

Theo A.M (Bình Thuận Online)

Loài bò sát có hình dáng trông giống con thằn lằn nhưng lại không phải thằn lằn, dân gian quen gọi là con kỳ nhông. Giờ nó đang trở thành món khoái khẩu của dân nhậu miệt vườn.

img



 
Chết... vì tiếng huýt gió
 
Hiếm hoi lắm tôi mới có dịp  về vùng nông thôn, theo mấy người bạn chơi trong một khu vườn rẫy thuộc thị trấn Liên Hương. Gặp nhau, anh Lê Minh Quang, 50 tuổi phán một câu xanh rờn: “Đến đây mà chú chưa biết “thằn lằn cổ”, coi như chưa biết… vị quê”. Nghe câu nửa đùa nửa thật, tôi gặng hỏi, anh cười, bật mí: “Nó là con kỳ nhông chú em ạ. Món này thì cứ gọi là đặc sản, thưởng thức rồi… đi đâu cũng nhớ”.
 
Anh Quang hào hứng kể, trước đây, mấy người bạn của anh ở Tp. Hồ Chí Minh ra chơi. Suy đi tính lại không biết đãi bạn món gì, cuối cùng anh quyết định chọn “cây nhà lá vườn”. Chỉ mất hơn 30 phút ra vườn, anh  đem về một mớ kỳ nhông.
 
Thoạt đầu, khi nhìn thấy những con vật mình đầy gai gốc, kỳ lưng nhọn hoắc, da xanh, đỏ, xám, vàng… gớm ghiếc, mấy người bạn của anh tỏ vẻ ái ngại . Vậy mà khi kỳ nhông lên đĩa rồi... ai cũng mê. Khi tiễn bạn  về lại thành phố, anh không quên “biếu” vài chục chú kỳ nhông gọi là... quà.
 
Để thằng em “mục sở thị”, anh dẫn tôi đi men theo dãy hàng rào khu  rẫy. Đang đi, tôi giật mình bởi những tiếng động nhẹ trên đống lá khô, rồi  một con vật da lưng nửa tím nửa xám, đuôi dày ngoằn, từ dưới mặt đất chạy vụt lên cành cây phía trước, miệng ngậm một con bọ ngựa đang ve vẩy, ngưỡng cổ nhìn chúng tôi, thách thức. Quang ra hiệu cho tôi dừng lại, cất tiếng huýt gió bằng bản nhạc trữ tình.
 
Thật bất ngờ, từ một kẻ tháo chạy, chú kỳ nhông như thấm đòn hiểm, đứng yên, vễnh tai nghe, cặp mắt đen tròn đang gườm đối thủ, rồi từ từ nhắm lại như mê ngủ. Anh Quang bước tới, đưa đoạn cây mà phía đầu có sẳn một cái thòng lọng bằng loại dây nhỏ như là dây cước, vào cổ con vật rồi giật mạnh, con kỳ nhông oằn mình giãy giụa một lúc rồi nằm im.
 
Cầm chú kỳ nhông to gần bằng ngón chân cái, dài một gang tay bỏ vào túi, anh Quang cười khoái chí: “Mấy năm nay, người ta rất khoái khẩu món  dân dã này lắm. Nó hội đủ 3 điều kiện “ngon, bổ, rẻ”…
 
Anh Quang cho biết loài bò sát này rất đặc biệt, chúng có thể chuyền từ cành cây này qua cây khác một cách điệu nghệ như  sóc, hoặc lao thẳng xuống đất như một mũi tên khi theo  con mồi và cũng có khi, chúng nhắm mắt, treo mình trên những cành cây cao mà vẫn giữ được thăng bằng. Trước đây, trong vườn rẫy, chúng chạy thành đàn mà ít ai săn bắt, nhưng từ khi con Kỳ đà núi bị săn lùng ráo riết, gần như tuyệt chủng thì người ta quay sang “truy sát” kỳ nhông. Số lượng cá thể kỳ nhông  cũng giảm đi đáng kể.
 
Chẳng mấy chốc, với đôi bàn tay điêu luyện trong kỹ thuật nấu nuớng, anh Quang đã đưa những con kỳ nhông chiên dòn đựng trong một chiếc đĩa khá xinh xắn, lên bàn ăn.
 
Ngắt cái đuôi  kỳ nhông, bỏ vào miệng nhai rôm rốp, anh Hòa, một người tôi mới quen, quay sang, nói: “Thịt con này là thực phẩm của tình yêu. Tác dụng bổ thận, tăng cường binh lực đấy chú em ạ”.
 
Nhấp ly rượu, anh kể: anh có một người bạn lớn tuổi, vợ trẻ đẹp, nhưng bạn của anh cứ mệt mỏi, ủ rủ nên chẳng thiết tha gì chuyện ấy. Vậy mà, sau một lần anh thưởng thức “thực phẩm tình yêu”, sáng ra, vợ anh bạn, mặt tươi roi rói. Chưa biết câu chuyện thực hư ra sao, nhưng bên bàn nhậu, tôi nghe rất nhiều những lời tán dương, ca tụng  hiệu quả thần kỳ của kỳ nhông trong việc khẳng định sức mạnh quý ông.
 
Kỳ nhông là loài bò sát cổ có cách đây 200 triệu năm. Những con kỳ nhông bình thường da màu xám và sẽ thay đổi màu da theo thời tiết, môi trường, hoặc khi bị tấn công. Chúng có mặt khắp nơi, từ hàng rào nhà, bụi rậm ven đường đến các khu vườn rẫy nhiều cây cối.
 
Anh Nguyễn Văn Sắc, 45 tuổi, ở khu phố 5, Liên Hương, một tay săn kỳ nhông chuyên nghiệp nói: “Kỳ nhông không hung dữ, mà ngược lại rất dễ gần gũi. Nó thích nghe tiếng huýt gió của con người, có lúc mê mẫn sẵn sàng bỏ cả con mồi để vểnh tai nghe. Nắm được đặc tính này, nhiều nguơì dễ dàng tóm gọn con vật”.
 
Anh Sắc cho biết, để bắt kỳ nhông người ta thường dùng cành tre nhỏ dài hơn hai mét, một đầu buộc sẵn một gút thắt vòng thòng lọng bằng dây cước. Khi phát hiện con mồi, trên cành cây hay trong bụi rậm, thì  luôn miệng huýt gió để thu hút con vật.
 
Tiếng huýt gió không đòi hỏi theo một điệu nhạc nào cả, nhưng càng êm dịu, du dương, con vật càng như mê. Đồng thời, khi tiếp cận kỳ nhông, người phải nhẹ nhàng  như lính đặc công. Khi nào  thấy con vật lim dim hai mắt ngái ngủ, thì cẩn thận đưa thòng lọng vào cổ và giật mạnh. Khi ấy kỳ nhông  không còn đường chạy, và  cũng phải nhớ khéo léo, nếu không sẽ bị  bộ răng sắc nhọn hoặc móng vuốt cứng như dao của con vật, cào tước da thịt.
 
Hết... đất sống
 
“Kỳ nhông là ông kỳ đà/ Kỳ đà là cha cắc ké/ Cắc ké là mẹ kỳ nhông”. Ba con này có hình thể giống nhau, chúng hiền lành, ăn sâu bọ, côn trùng. Không biết từ đâu, người ta đồn đại kỳ nhông giống như là một biệt dược có tác dụng tráng dương, giải độc, kéo dài tuổi thọ... Chính lý do này đã làm nên gây cái sự tìm diệt kỳ nhông.
 
Anh Lê Minh Quang cho biết, mặc dù kỳ nhông được ưa chuộng nhưng chưa đủ số lượng để thương lái đặt hàng, cung cấp cho các nhà hàng, quán nhậu mà chủ yếu là phục vụ dân nhậu miệt vườn. Thỉnh thoảng, người ta vẫn bắt kỳ nhông rồi chuyển về thành phố và được các nhà hàng xếp vào món “hàng độc” phục vụ đại gia, nhất là những vị luống tuổi.
 
Thịt kỳ nhông trắng, mềm và thơm, sau khi hơ qua lửa nóng rất dễ dàng đánh vẩy, cũng như chế biến được rất nhiều món: chiên giòn, xé trộn gỏi, xào lăn, xào sả ớt… Kỳ nhông sinh sản không cao, môi trường sống dần bị thu hẹp nên số lượng ngày một khan hiếm.
 
Ở miền quê kỳ nhông bị giết thịt, vậy mà ở Hà Nội, thú chơi kỳ nhông của giới trẻ Hà thành lại khá tốn kém, họ sẵn sàng bỏ 2-3 triệu đồng để “sở hữu” một chú kỳ nhông cảnh.
 
Bây giờ, dường như chẳng ai chú ý đến sự còn, mất của loài kỳ nhông. Việc kỳ nhông giảm số lượng đồng nghĩa với việc tăng sâu bọ, côn trùng phá hoại không có chi lạ. Hơn nữa, mỗi năm người một thêm đông, nhà cửa xây lên nhiều hơn, cùng với thú vui ẩm thực khác lạ của con người, loài kỳ nhông đang đứng trước nguy cơ không còn đất sống.
 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo