xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thoát nghèo nhờ… chăn bò thuê

Theo Đỗ Khắc Thể (Bình Thuận Online)

Theo Quốc lộ 28 hướng Phan Thiết - Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) đến km số 19 rẽ trái đi trên con đường trải nhựa khoảng 3 km là đến thôn Lâm Thuận, xã Hàm Phú. Chúng tôi vào thôn lúc trời xế chiều cũng là lúc hàng trăm con bò đi ăn về. Người đầu tiên làm nghề chăn bò thuê chúng tôi gặp là anh Thông Minh Tuấn người dân tộc Chăm. Anh đang lùa đàn bò khoảng 90 con về chuồng.

Gian nan nghề chăn bò thuê

Anh Tuấn năm nay mới 31 tuổi nhưng đã có thời gian chăn bò thuê 20 năm, anh cho biết: “Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên tôi làm nghề chăn bò thuê từ năm 1990, lúc đó còn là cậu bé. Tôi còn nhớ hồi đó ba mẹ tôi ở nhà tạm bợ, gạo không đủ ăn, đời sống gia đình vất vả quanh năm. Không còn cách nào để thoát nghèo, ba tôi chọn nghề chăn bò thuê và tôi theo nghề này từ đó”.
 
Nghề này cũng gian nan vất vả lắm đó anh. Khi nhận nuôi bò cho các chủ có bò, mình phải có trách nhiệm, xem bò của người khác như của chính mình. Hàng ngày mưa cũng như nắng cứ khoảng 7 giờ sáng là lùa bò đi ăn xa từ 3 đến 5 km. Thậm chí mùa khô phải đi xa tới 7 km ăn cả trưa và đến 17 giờ cho bò về.
 
Vào mùa mưa thì cỏ nhiều nên bò ăn cỏ ít phá hoa màu. Còn vào mùa khô thiếu cỏ, bò chủ yếu ăn lá cây rừng, đôi khi còn vào vườn phá hoa màu của dân. Nếu để bò phá là phải đền bằng tiền. Vì vậy, đi chăn bò thì phải theo, bò đi đến đâu, người đi đến đấy. Khi về chuồng phải kiểm lại toàn đàn sợ mất phải đền, lại khổ…”, Thông Minh Tuấn cho biết.
 
img
Đàn bò ông Thông Văn Hà, Thông Minh Tuấn chăn dắt.
 
Rời nhà anh Tuấn, chúng tôi đến gia đình anh Thông Văn Hà, 41 tuổi là người Dân tộc Chăm cùng thôn Lâm Thuận. Hoàn cảnh gia đình anh trước năm 2000 còn nhiều vất vả, nghèo túng quanh năm vì cả gia đình 6 khẩu nhưng chỉ sản xuất 2 sào lúa. Từ năm 2001 đến nay, hàng năm bình quân anh chăn dắt đàn bò từ 70 đến 90 con. Những tháng đầu năm 2011, anh chăn dắt đàn bò 80 con hầu hết là bò gửi từ các xã, thị trấn Phú Long, Hàm Phú, Ma Lâm, Phan Thiết…
 
Anh Hà cho biết: “Làm nghề chăn dắt bò thuê gian nan vất vả lắm anh ạ, không phải dễ dàng để có tiền. Hàng ngày thả bò đi ăn từ 7 giờ sáng đến 17 giờ chiều cho bò về chuồng. Đi chăn bò phải đem theo cơm, nước uống và đi theo đàn bò, theo dõi thường xuyên để bò không vào phá hoại hoa màu của dân. Đặc biết khi để bò mất không có lý do là phải đền 100% cho chủ có bò gửi.
 
Vào tháng 7 năm 2010, một con nghé khoảng hơn 1 tuổi của anh Hồ ở thị trấn Ma Lâm tự nhiên mất tăm, không biết nó đi đâu, hay chết ở đâu mà sau cả tháng không thấy về chuồng, buộc tôi phải đền cho anh Hồ 2,5 triệu đồng, mất đứt tiền công của khoảng 8 con bò gửi 1 năm. Có con ăn ven rừng nhưng đi lạc lên gần đỉnh núi mắc dây không đi được chết cũng phải đền. Bò vào phá hoa màu của dân cũng đền, bò bị bệnh phải liên lạc báo cho chủ có bò biết, nếu không báo bò chết cũng phải đền… vì vậy nghề chăn bò thuê nhiều gian nan vất vả.
 
Khổ nhưng thu nhập khá
 
Anh Hà cho biết: “Vất vả cũng nhiều nhưng nghề này đã giúp cho gia đình tôi cũng như hơn 10 gia đình khác trong thôn làm nghề này thoát nghèo. Cứ một con bò người gửi phải trả 350.000 đồng/con/ năm (riêng bê nghé dưới 6 tháng tuổi không mất tiền gửi). Năm 2010, tôi chăn 80 con thu về 28 triệu đồng.
 
Ngoài ra, nguồn thu lớn phải nói tới phân chuồng. Vào mùa khô, cứ 10 ngày là thu được 4m3 phân chuồng, giá bán hiện tại 500.000 đồng/m3, bình quân mỗi tháng thu 12 m3 phân chuồng, thu về 6 triệu đồng. Mùa mưa thì mỗi tháng thu được 8 m3 phân, thu về 4 triệu đồng. Như vậy, nếu tính cả công chăn dắt và tiền phân chuồng thì gia đình tôi có tổng thu hơn 80 triệu đồng/năm…”.
 
Mới đây, anh Hà xây căn nhà cấp 4 khang trang và tổ chức “bắt chồng” cho con. Nhiều hộ gia đình như ông Thông Minh Tuấn, Thông Kéo, Thông Thị Lũy, Thông Bầu… cũng có thu nhập không dưới 60 triệu đồng/năm từ nghề này.
 
Thôn Lâm Thuận, xã Hàm Phú, huyện Hàm Thuận Bắc là thôn người Chăm theo đạo Bàlamôn. Toàn thôn có 218 hộ với 1.046 khẩu. Đời sống của đồng bào chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp trồng cây lúa, chăn nuôi trâu, bò là chính.
 
Những năm trước và sau giải phóng, đời sống của đồng bào còn nhiều khó khăn, vất vả vì sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào nước trời. Hầu hết diện tích lúa chỉ sản xuất 1 vụ/năm nên sản lượng không cao. Ngành chăn nuôi chậm phát triển, số hộ nghèo ở những năm thập kỷ 80 lên tới 85%. Do hoàn cảnh nghèo nên tỷ lệ mù chữ cao. Từ đó việc tiếp thu kiến thức khoa học kỹ thuật hết sức khó khăn. Để thoát nghèo, nhiều hộ làm nghề chăn bò thuê.
 
Anh Thông Minh Luân, Trưởng thôn Lâm Thuận cho biết: “Hiện nay, cả thôn có 15 hộ làm nghề chăn bò thuê. Ngoài 2 hộ Thông Văn Hà, Thông Minh Tuấn còn có hộ ông Thông Bầu, Thông Kéo, Thông Minh Toàn, Thông Thị Lũy… từ chỗ nghèo nhất nhì thôn đến nay nhờ nghề chăn bò thuê đã thoát nghèo và trở nên giàu có.
 
Thôn Lâm Thuận có vị trí địa lý nằm giữa khu vực đồng bằng và giáp với rừng núi từ đó phát triển đàn bò rất thuận lợi. Bò vừa có rơm rạ, vừa có cỏ dưới tán rừng làm thức ăn quanh năm. Chính từ đó, bò ở khắp nơi đều dắt đến thôn để gửi bà con chăn dắt, nhất là vào những tháng mùa khô hạn. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để giải quyết việc làm cho khoảng 70 lao động trong thôn. Công việc tưởng chừng đơn giản nhưng có thu nhập hơn 2 lần người trồng lúa.
 
Đến tháng 4-2011, cả thôn Lâm Thuận chỉ còn 22 hộ nghèo theo tiêu chí mới, chiếm 10% và hiện tại toàn thôn đã có 199 nhà xây kiên cố, chiếm 91% số hộ trong thôn…”.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo