xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Họ vẫn là người lính xung trận

Phạm Khiết

GHI NHẬN.­- Ở địa bàn thuộc huyện Đắk R’lâp, tỉnh Đắk Lắk hiện có hơn 3.000 đối tượng cai nghiện ma túy. Quản lý và giáo dục các đối tượng này là những TNXP và những trí thức tình nguyện từ nhiều nơi đến thực hiện nhiệm vụ cao quý là giành lại con người

Dòng đời cứ chảy mãi không thôi! Cảm xúc đó không của riêng tôi, mà của tất cả những ai từng gắn bó với TNXP TPHCM, khi trở lại Đắk Nông, Đắk R’lâp thuộc tỉnh Đắk Lắk vào tháng 3 này. Bởi lẽ, hơn 20 năm trước, 3.000 TNXP TP đã đổ quân đến đây để khai phá vùng đất giàu tiềm năng này. Từ bấy đến giờ, trải qua nhiều biến động thế sự, 3 Trường Giáo dục - đào tạo và giải quyết việc làm (GDĐT & GQVL) số 1, 5, 6 thuộc TNXP TP đang thực hiện một nhiệm vụ cao quý là giành lại con người đang bị “cái chết trắng” hành hạ.

Không muốn tái nghiện

Trường GDĐT & GQVL số 1 hiện có gần 2.000 đối tượng đang cai nghiện ma túy, trong đó có 304 nữ học viên. Tại đội học viên tình nguyện, anh Nguyễn Việt Hùng, đội trưởng, cho biết: “Đội hiện có 149 bạn đã cai nghiện khá tốt và tình nguyện vào đội. Đây là những bạn có thời gian ở trường từ 14 đến gần 20 tháng, nghĩa là họ sắp kết thúc thời kỳ cai nghiện theo Luật Phòng chống ma túy quy định. Nguyện vọng của các bạn này là muốn có thêm thời gian cai nghiện để đảm bảo khi trở về với cộng đồng không bao giờ tái nghiện”. Bạn Lê Quốc Tuấn, sinh năm 1972, ở phường 5, quận 11, bộc bạch: “Tôi đã ở trường được 15 tháng, trước đó tôi đã bị nghiện gần 6 năm. Ở nhà, ba mẹ tôi đã nhờ bác sĩ đến cai tại nhà nhưng hiệu quả không đến đâu. Từ khi lên đây, qua lao động (khai thác đá, thu hoạch khoai mì, chăm sóc cà phê...), thể trạng tôi đã khá lên. Và nếu được tiếp tục tham gia lao động sản xuất một thời gian nữa, chắc chắn tôi sẽ không còn tái nghiện”. Điều tâm sự của Tuấn cũng là của các bạn trong đội học viên tình nguyện. Tôi hỏi nhiều bạn ở đội này thì được biết, mỗi ngày khi các bạn chưa vào trường phải tiêu tốn trên dưới 150.000 đồng; còn bây giờ có khi công lao động chỉ 5.000 đồng/ngày nhưng họ rất vui.

Ở Trường GDĐT & GQVL số 6, tôi gặp lại anh Đoàn Xuân Báu. Còn nhớ vào năm 1980, khi lên đây anh cũng có hoàn cảnh tương tự như nhiều học viên ở trường số 1, nhưng sau đó nhờ lao động và với ý chí vươn lên, anh đã thoát khỏi “cái chết trắng”. Bây giờ, anh là phó trưởng phòng kế hoạch của Trường GDĐT & GQVL số 6. Đây không phải là trường hợp duy nhất. Anh Báu nói: “Đừng bao giờ trở lại môi trường cũ là cách để thoát khỏi nghiện ngập”.

Tiếp bước lớp người trước trong trận tuyến mới

Cán bộ quản lý 3 trường GDĐT & GQVL này đều là những TNXP gia nhập trong khoảng 10 năm trở lại đây, bên cạnh đó là những trí thức trẻ ở nhiều nơi tình nguyện về. Chị Trần Huỳnh Thanh Thủy, sinh năm 1978, ở quận Bình Thạnh, tâm sự: “Năm 2001, tôi tốt nghiệp Đại học Nông Lâm ngành chế biến bảo quản nông sản thực phẩm, một người quen khuyên tôi nên đi nhiều nơi để có kinh nghiệm cuộc sống. Thế là tôi lên đây và bây giờ đang làm nhiệm vụ KCS xưởng chế biến cà phê Thanh Nguyên của Trường GDĐT & GQVL số 1. Cuộc sống ban đầu cũng có nhiều cái khó và trăn trở riêng nhưng rồi tất cả cũng qua đi. Bởi tôi biết TNXP thời kỳ đầu sau giải phóng gian khổ hơn nhiều”. Đồng cảm với suy nghĩ này, anh Nguyễn Nam Phong, cử nhân ngữ văn - báo chí, nói những trí thức trẻ đang công tác tại các trường GDĐT & GQVL đều lấy công việc làm niềm vui, lấy tấm lòng để cảm hóa học viên, làm sao cho học viên luôn cảm thấy gần gũi, cùng chia sẻ tâm tư tình cảm. Có thể khẳng định: Đội ngũ cán bộ quản lý ở đây lấy phương châm hoạt động “trách nhiệm và tình thương” là chủ yếu.

Chứng kiến một buổi giao ban sáng tại một tổ của đội học viên nữ Trường GDĐT & GQVL số 1, chúng tôi thật ngạc nhiên khi buổi giao ban này luôn vang lên lời “chào gia đình”. Trước và sau khi phát biểu, các thành viên đều phải có lời chào đó. Nội dung buổi giao ban sáng trong vòng 30 phút nhưng có nhiều vấn đề, từ đọc và giải thích một câu nói của danh nhân, chỉnh sửa một hành vi chưa tốt của học viên trong ngày, đến tuyên dương những việc làm cụ thể của bất cứ ai trong tổ. Trong những buổi giao ban hàng ngày như vậy, cán bộ quản lý, giáo dục viên chỉ ghi nhận mà không phát biểu gì. Anh Nguyễn Chiến Thắng, Phó Giám đốc Trường GDĐT & GQVL số 1, nói: “Chính những buổi sinh hoạt như thế đã giúp cho các học viên tự điều chỉnh hành vi của mình”. Anh Lê Văn Quang, Giám đốc Trường GDĐT & GQVL số 5, khẳng định chính nhờ sâu sát với học viên nên mọi diễn biến tư tưởng của học viên, cán bộ cũng như ban giám đốc đều nắm rõ. Từ đó, có biện pháp động viên kịp thời để học viên an tâm ở lại đơn vị.

Trăn trở chuyện hậu cai nghiện

Số đối tượng cai nghiện đang ở Đắk Nông hiện đã hơn 3.000 người và sẽ được tăng lên khoảng 4.000 người trong năm nay. Trao đổi với chúng tôi về chuyện hậu cai nghiện, ban giám đốc các trường đều trăn trở: Tập trung quản lý, tổ chức cai nghiện đã khó nhưng để các học viên thực sự hòa nhập với cộng đồng thì càng khó hơn. Một bác sĩ cho chúng tôi biết, trong số học viên đang cai nghiện có một số người bị nhiễm HIV, ở trường do được lao động nên nguy cơ chuyển thành AISD được kéo dãn ra, nhưng nếu họ trở về môi trường cũ sớm (tức sau 24 tháng) thì cuộc đời họ không biết sẽ ra sao. Ban Chỉ huy Lực lượng TNXP TP cho biết, hiện đơn vị đang gấp rút hoàn thành 2 dự án thành lập 2 khu công nghiệp ở Nhị Xuân và Củ Chi để thu hút số học viên sau khi cai nghiện tốt vào làm việc. Nhưng theo chúng tôi, để hình thù 2 khu công nghiệp này được hiện rõ cần phải được các sở, ban ngành TP cật lực tiếp sức. Rời Đắk Nông, tôi lại nghe âm vang câu hát 27 năm trước: “Là TNXP chúng ta hát vang khúc lên đường, cùng đi xây tương lai như muôn lớp sóng trào đại dương...”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo