xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nguồn sáng cho một họa sĩ mù

Bài và ảnh: Hoàng Thuận

SÂN KHẤU.- Vở Hương đêm của tác giả Nguyễn Thành Châu được sáng tác năm 1948, đang diễn tại Nhà hát Kịch Sân khấu nhỏ TPHCM. Với nguyện vọng tái dựng lại các tác phẩm sân khấu của cha mình, đạo diễn Hồng Dung, con gái của cố NSND Nguyễn Thành Châu vừa ra mắt khán giả kịch bản Hương đêm (tức Đêm không ngày), mà cha cô đã sáng tác từ năm 1948.

Trung thành với bản thảo đầu tiên, đạo diễn Hồng Dung đã tạo cho các nhân vật trong kịch cuộc sống sinh động và gần gũi với người xem hôm nay.

Hoàng (NSƯT Nguyễn Chánh Tín) là một họa sĩ chuyên vẽ chân dung cho các người mẫu. Tác phẩm ào ạt ra đời theo đơn đặt hàng của các nhà buôn tranh. Nhung (Tuyết Thu) yêu anh, nhưng choáng ngợp trước sự hào nhoáng của một họa sĩ nổi tiếng. Cô sợ mình không phù hợp với mẫu người trong mơ của Hoàng. Cho đến khi anh nghe cô hát, cảm được giọng ca chân thành và tìm được ở cô niềm tin sáng tạo, thì Nhung đã bỏ ra đi. Hoàng không nguôi nỗi nhớ, trong một lần vào rừng tìm chất liệu sáng tác, bị toán thợ săn bắn lạc đạn đã cướp đi đôi mắt của anh. Bác sĩ Kính (Quốc Thảo) rất yêu Nhung, nhưng anh đã giúp cô tiếp cận với Hoàng, giúp anh thoát khỏi bóng đêm bằng một tình yêu chung thủy. Số phận của họa sĩ Hoàng hiện diện trong cảm nhận của khán giả là sự “mù lòa” của người làm nghệ thuật. Bởi, khi người nghệ sĩ chấp nhận chạy theo thị hiếu, sáng tạo vì tiền, tức là anh đã bị “mu”trong nghệ thuật. Ý nghĩa độc đáo của kịch bản là tác giả Nguyễn Thành Châu đã để Hoàng nhận thức lỗi lầm của mình trong bóng đêm. Anh chợt hiểu, muốn thoát ra khỏi bóng đêm thì phải chung thủy với nghệ thuật. Người nghệ sĩ muốn đạt đến thành công thì cả cuộc đời phải tìm tòi sáng tạo, chịu đựng với nghề nghiệp. Tình yêu của Nhung đã mang lại cho anh nguồn sáng, giúp một họa sĩ mù bước vào không gian tràn ngập ánh sáng. Thứ ánh sáng của nghệ thuật chân chính.

Kịch được dàn dựng nhẹ nhàng, lôi cuốn. Những lớp cắt cảnh chắc gọn đã kết nối hài hòa những mảng miếng bi hài dung dị, nhộn nhịp. Ngôn từ của kịch bản mang tính văn học đã giúp cho các nghệ sĩ tự tin. Bởi, lâu nay dường như diễn viên quen với cách diễn kịch “sinh hoạt”. NSƯT Nguyễn Chánh Tín có thêm một vai họa sĩ mù sau vở Nguồn sáng. Nhưng cách diễn của anh mới và thuyết phục. Tuyết Thu nền nã, dịu dàng với cô Nhung cam chịu nhưng bản lĩnh. Cách xử lý cảnh trí của họa sĩ Kim B đã tạo nên hiệu quả diễn xuất cho diễn viên, mở ra nét đẹp trang nhã cho sân khấu nhỏ vốn rất ngại xử lý màn lụa. NSND Diệp Lang, NSƯT Ngọc Giàu, Nguyên Hạnh, Thái Quốc, Quốc Thảo, Bích Ngọc đã nhập cuộc ngoạn mục, tạo nên một bức tranh tình yêu lãng mạn cho Sân khấu nhỏ 5B đầu năm 2002.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo