xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dệt may thêm khó khăn

LINH ANH

Dù xuất khẩu mỗi năm xấp xỉ 16 tỉ USD nhưng ngành dệt may trong nước đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức

Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy đến  nửa đầu tháng 10, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may ước đạt 11,78 tỉ USD, tăng 803 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái (tương đương mức tăng 7,3%).

Lệ thuộc vào nguyên, phụ liệu nhập khẩu

Bà Đặng Phương Dung, Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), cho biết ngành dệt may đóng góp 10% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước, sử dụng trên 2 triệu lao động và ở top 10 trong số 153 quốc gia xuất khẩu dệt may trên thế giới. Năm 2005, xuất khẩu dệt may Việt Nam chỉ đạt 4,838 tỉ USD nhưng cán mốc 15,831 tỉ USD trong năm 2011. Tuy nhiên, phần lớn trong kim ngạch xuất khẩu này do “công lao” của các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

img
Do 60% nguyên, phụ liệu phải nhập khẩu nên ngành dệt may sẽ càng khó hơn
khi không còn thời gian ân hạn thuế đối với nguyên liệu nhập khẩu. Ảnh: HỒNG THÚY
 
Hiện ngành dệt may trong nước đang đối mặt với nhiều thách thức, DN quá phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu. Các DN đang phải nhập khẩu khoảng 60% nguyên phụ liệu phục vụ cho các hoạt động xuất khẩu. Năm 2011, nếu dệt may xuất khẩu đạt 15,8 tỉ USD thì con số nhập khẩu cũng lên tới 11,2 tỉ USD (dù tính cả phục vụ nhu cầu trong nước, da giày…).
 
Chưa kể, các DN dệt may chủ yếu làm gia công với tỉ lệ khoảng 60% - 70% nên lượng giá trị tăng thêm rất thấp. Một vấn đề nổi lên thời gian qua là chi phí vốn của DN quá cao. Dù các DN dệt may xuất khẩu được ưu đãi vay vốn bằng USD với lãi suất từ 6% - 8%/năm, thấp hơn nhiều so với lãi suất vay bằng tiền đồng nhưng cũng không thể cạnh tranh được với DN các nước khi chi phí vốn của họ chỉ dưới 2%/năm.

Thêm khó về chính sách thuế

Do phụ thuộc đến 60% nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu nên sắp tới, nếu Bộ Tài chính xóa bỏ thời gian ân hạn thuế sẽ khiến chi phí đầu vào của DN tăng thêm, mất thêm thời gian đi hoàn thuế… Dưới góc độ quản lý, việc bỏ chính sách ân hạn thuế đối với DN xuất khẩu là để “trị” các DN chây ì, trốn thuế gây tình trạng nợ đọng thuế quá nhiều.
 
Nhưng theo các DN trong ngành dệt may, chính sách này nếu áp dụng sẽ “đánh đồng” cả những đơn vị xưa nay làm tốt nên khó thuyết phục.  “Chỉ vài “con sâu” mà áp dụng cho tất cả DN sẽ không phải là giải pháp tối ưu trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay” - đại diện một DN dệt may lên tiếng.
 
Bà Đặng Phương Dung cho biết hiệp hội nhận được nhiều ý kiến phản ánh, lo lắng của DN trước thông tin này và đã gửi văn bản kiến nghị lên Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính và Văn phòng Chính phủ. Theo luật mới, DN chỉ được ân hạn thuế nếu có sự bảo lãnh của ngân hàng nhưng đây lại là câu chuyện khác.
 
Lúc đó, DN sẽ phải có mối quan hệ “thân thiết” với ngân hàng hoặc phải có tiền trong tài khoản thanh toán, có tài sản thế chấp lớn hơn hoặc bằng số tiền thuế được miễn giảm. Điều này nghĩa là vốn của DN bị đọng ở ngân hàng.

Cập nhật xu hướng thời trang xuân hè 2013

Ngày 19-10, Viện Mẫu thời trang Việt Nam (FADIN) đã tổ chức hội thảo chuyên đề “Xu hướng thời trang xuân hè 2013”, cập nhật và phổ biến các xu hướng màu sắc sẽ thịnh hành tại Việt Nam và thế giới, giúp ứng dụng vào nhiều mặt của kinh doanh và cuộc sống.

Với các nước có nền thời trang phát triển, dự báo xu hướng thời trang được xem là xương sống của ngành công nghiệp thời trang. Các nước phát triển đều có sự đầu tư đặc biệt cho hoạt động nghiên cứu này. Tại Việt Nam, FADIN là đơn vị đầu tiên đầu tư kinh phí và đội ngũ cho nghiên cứu này, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm dệt may.
H.Vân
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo