xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sản xuất phim: đầu voi; phổ biến phim: đuôi chuột !

* Ở các nước, chi phí quảng cáo phim chiếm 30% phí sản xuất. Ở VN, con số này là... 1%* Sản xuất và phổ biến phim là hai mặt của một vấn đề, hai khâu quan trọng trong bộ máy vận hành của ngành điện ảnh, có tác dụng bổ sung và hỗ trợ cho nhau.

Để hoàn thành mục đích của một tác phẩm nghệ thuật đúng nghĩa, phim sản xuất ra phải có người xem. Về bản chất, phổ biến phim chính là cầu nối giữa bộ phim và khán giả. Để một bộ phim có người xem và đạt hiệu quả về kinh doanh, công tác phổ biến phim phải được quan tâm và đầu tư đúng mức. Nhưng thực tế không phải vậy.

Tiền tỉ nhưng mau chóng... nhập kho

Ở VN hiện nay, muốn làm ra một bộ phim nhựa, nhà sản xuất phải bỏ ra ít nhất 1 tỉ đồng. Trong mấy năm gần đây, nhiều bộ phim được Nhà nước tài trợ (hoặc đặt hàng) nhiều tỉ đồng, với chương trình đầu tư sản xuất khá quy mô từ kinh phí, kế hoạch, trình duyệt đến thực hiện để phục vụ cho khán giả vào những dịp kỷ niệm lớn. Mục đích của những bộ phim này là phải thu hút được nhiều khán giả đến xem. Nhưng trên thực tế, những bộ phim này đi về đâu ? Phim cao nhất cũng chỉ có vài ngàn hoặc vài trăm lượt người xem. Có nhiều phim chỉ chiếu được duy nhất một buổi ra mắt vào đúng ngày kỷ niệm, sau đó mau chóng... nhập kho, như: Người đi tìm giấc mơ, Biển đợi... Ngay cả bộ phim vừa đoạt Cánh diều Vàng Người đàn bà mộng du cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Những bộ phim được tài trợ lớn, có giá trị nghệ thuật cao, như: Hà Nội - 12 ngày đêm do không được đầu tư một cách thỏa đáng về quảng cáo, thời điểm đưa phim ra rạp không thích hợp... nên sự thu hút công chúng còn ở mức hạn chế. Đây cũng là một thói quen cố hữu từ thời còn bao cấp: Các hãng sản xuất đưa phim cho cơ quan phát hành là xem như “đã xong” nhiệm vụ, hầu như không cần biết bộ phim đó có đến được với người xem hay không, lỗ lãi ra sao, vì việc đó đã có những người làm công tác phổ biến phim phải lo.

Quá lơ là việc quảng cáo phim

Khi một bộ phim được chuyển sang cơ quan phổ biến phim, ngoài việc xác định đối tượng và khả năng thu hút của nó để đề ra phương thức phát hành phù hợp, những người làm công tác này phải dự trù kinh phí quảng cáo cho phim. Song một vấn đề tồn tại bấy lâu trong điện ảnh Việt Nam là: Chi tiền tỉ cho sản xuất phim, còn đầu tư cho việc tuyên truyền quảng cáo dường như ít được quan tâm. Chi phí quảng cáo cho mỗi bộ phim chỉ khoảng trên dưới 10 triệu đồng. Số tiền này chỉ đủ làm tờ rơi, áp phích, bộ ảnh, băng-rôn treo trước rạp... Còn chuyện quảng cáo  như các sản phẩm hàng hóa khác trên báo chí, nhất là trên truyền hình thì hãy còn bất cập vì không đủ chi phí.

Trông người lại ngẫm đến ta...

Ở các nước có nền điện ảnh phát triển, kinh phí quảng cáo cho bộ phim thường chiếm 30% vốn sản xuất phim. Khi bộ phim chuẩn bị bấm máy, chiến dịch quảng cáo cũng bắt đầu rầm rộ. Các đối tác đưa phim nước ngoài vào chiếu ở Việt Nam luôn đặt công tác quảng cáo phim lên hàng đầu trước khi  bộ phim được chiếu chính thức, chưa kể trước đó, qua việc thông tin, các bộ phim này đã được quảng cáo miễn phí  trên các phương tiện thông tin ở ta (như các phim Chúa tể của những chiếc nhẫn (phần I), Trân Châu cảng, Người hùng... chẳng hạn). Và riêng cho tuyên truyền quảng cáo, họ đã chi từ 300 - 400 triệu đồng, hoặc ít nhất cũng phải trên 100 triệu đồng/phim. Mới đây, khi phát hành các phim Lưới trời, Gái nhảy và Lọ lem hè phố, các nhà sản xuất phim Việt Nam cũng đã mạnh dạn dám chi đến hơn 100  triệu đồng/phim cho quảng cáo và hiệu quả của sự đầu tư này đã góp phần đáng kể trong việc lôi kéo một số lượng lớn người xem tới rạp.

Vì thế, bên cạnh việc đầu tư cho sản xuất, nâng cao chất lượng sản xuất phim, thay đổi cách làm phim cho hay và hấp dẫn hơn, việc đầu tư cho công tác tuyên truyền quảng cáo cần phải được sự quan tâm đúng mức, chỉ có như vậy mới thu hút được công chúng đến với phim Việt Nam một cách tích cực và hiệu quả nhất. Ngược lại, dù có bỏ ra hàng tỉ đồng để sản xuất phim mà hiệu quả không đến được người xem thì khác nào đem tiền đổ sông đổ biển.

Thanh Lộc

------------------------------------------------

TIN LIÊN QUAN:

Một trường hợp đầu tư không hiệu quả của điện ảnh Việt Nam

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo