xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cuộc đua giành giật thị trường bán lẻ

GIA HIỂN

Các ông lớn trong ngành bán lẻ trên thế giới gần như có mặt tại thị trường Việt Nam

Thị trường bán lẻ Việt Nam có thể chia thành 6 loại gồm đại siêu thị, siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, hệ thống chuỗi cửa hàng tiện ích, cửa hàng chuyên biệt. Ngoài ra, còn có hình thức mua sắm thương mại điện tử. Theo thông tin từ tạp chí bán lẻ châu Á và Công ty Nghiên cứu thị trường Euromonitor International, năm 2014, Saigon Co.op tiếp tục giữ vững danh hiệu giải vàng nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam, thuộc top 500 nhà bán lẻ hàng đầu châu Á - Thái Bình Dương.

Các ông lớn

Các hãng bán lẻ nổi tiếng trên thế giới hiện nay đổ bộ vào Việt Nam dồn dập, đang tạo sức ép mạnh lên các hệ thống bán lẻ trong nước. Theo đó, Tổng Công ty Bán lẻ (CRC) của Central Group đã mua lại cổ phần của Công ty Siam Family để vận hành 713 cửa hàng tiện lợi Family Mart tại Thái Lan. Ông lớn này còn lên kế hoạch mở rộng 3.000 cửa hàng năm 2017 trong đó có Việt Nam. Siêu thị Robinsons Depart Store cũng đã có mặt tại Hà Nội. Năm nay, Central Group sẽ mở chuỗi siêu thị thứ hai tại TP HCM (đến năm 2016 sẽ có 9 trung tâm thương mại).

Trung tâm mua sắm Robins sẽ được khai trương vào cuối năm nay tại TP HCM (trước đó đã hoạt động tại Hà Nội), tập trung vào hàng trung cấp với giá cả bình dân. Nhà bán lẻ Thái Lan này đã nhanh chóng mở rộng thị trường, trong đó tập trung vào hàng Thái. Tập đoàn Central cũng chính là doanh nghiệp đưa vào Việt Nam hệ thống bán lẻ Anh Marks & Spencer (khoảng 20 cửa hàng).

Sau khi mua lại thương vụ Metro Cash & Carry Việt Nam, đại gia Thái Lan này đã đầu tư vào các doanh nghiệp chuyên phân phối sản phẩm. Họ hợp tác với hệ thống Family Mart để tạo thành B’Mart, với chuỗi này sẽ bán 70% hàng hóa Thái Lan.

Lotte đang nỗ lực thâm nhập thị trường Indonesia, Myanmar và cả Việt Nam. Vì  hãng này không thể phát triển trên thị trường nội địa, do nước này quy định những tập đoàn lớn phải đóng cửa siêu thị ít nhất 2 lần/tháng, không được mở cửa 24/24 giờ nhằm tạo điều kiện cho các hãng bán lẻ quy mô nhỏ hơn. Theo kế hoạch đến năm 2018, hãng này sẽ mở 50 trung tâm thương mại tại Việt Nam.

Aeon đã có trung tâm mua sắm tại TP HCM, với 1/3 hàng hóa bày bán đến từ Nhật. Đến năm năm 2020, nhà bán lẻ này sẽ mở 20 trung tâm mua sắm tại Việt Nam. Wall Mart cũng khẳng định đầu tư tại Việt Nam, với chiến lược rõ ràng là giảm giá và giảm giá. Daiso, Hachi Hachi, Akuruhi, Tokuto Kuya chuyên bán các sản phẩm Nhật cũng đang tăng cường sự hiện diện tạo sức ép lên hàng hóa sản xuất trong nước. Các nhà bán lẻ khác như Takashimaya, WCT cũng đang đầu tư mạnh vào Việt Nam. Liên doanh E-Mart Việt Nam, có kế hoạch đến năm 2020 mở chuỗi 52 siêu thị.

Định hình

Giữa năm 2013, Saigon Co.op khai trương đại siêu thị Cop Xtraplus tại TP HCM, liên doanh giữa Saigon Co.op với Fairprice. Theo kế hoạch, liên doanh này đến năm 2020 sẽ có 20 đại siêu thị. Chuỗi siêu thị Fivimart cố gắng mở rộng hệ thống bán lẻ nhằm tăng thị phần bán lẻ trong nước. Hapro đã phát triển hệ thống bán lẻ khá nhanh nhưng phải tạm dừng mở rộng nhằm cơ cấu lại theo hướng chuyên nghiệp, phù hợp với từng khu vực, ngành hàng, phát triển mạng lưới vùng nông thôn nhưng việc triển khai đang gặp khó khăn do nhu cầu khu vực này còn thấp. Hệ thống Citimart cũng đang mở rộng điểm bán.

Trong khi thị trường này chưa có chiến lược phát triển bán lẻ rõ ràng từ tiền vốn, chính sách, đất đai, liên kết. Nguồn nhân lực bán lẻ của Việt Nam chưa được đào tạo, có đến 70% chưa được học về bán lẻ nên tổ chức thương mại ở siêu thị còn yếu. Sản xuất đầu vào bán lẻ còn nhỏ, manh mún, hao hụt nhiều, liên kết sản xuất, phân phối giữa các vùng miền còn yếu. Công nghệ quản trị , ứng dụng các công nghệ mới vào bán lẻ còn hạn chế. Yếu về tài chính, không có chiến lược kinh doanh rõ ràng, thiếu nhân sự có trình độ, thiếu liên kết.

Quyền lực nhà phân phối lâu nay quá lớn, gây bất lợi cho các nhà sản xuất. Nhiều siêu thị đòi chiết khấu quá cao nên doanh nghiệp khó đưa hàng vào hệ thống bán lẻ hiện đại này. Siêu thị đòi chiết khấu cao buộc doanh nghiệp phải ép giá nông dân để trang trải chi phí tăng thêm này. Kéo theo hệ lụy nông dân không còn mặn mà với sản xuất, do giá bán thấp hơn giá thành sản xuất. Điều này cho thấy con người, hàng nông sản của Việt Nam nhưng phải làm thuê và bán hàng cho người nước ngoài, không làm chủ được thị trường bán lẻ, nông dân phải bán giá thấp trong khi người tiêu dùng phải mua với giá cao.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo