xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam: Từ khó khăn vươn lên dẫn đầu

Bài và ảnh: SỸ HƯNG

(NLĐO) - Lịch sử phát triển của ngành cao su luôn gắn liền và hòa vào dòng chảy của lịch sử đấu tranh cách mạng giành độc lập dân tộc và quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước...

Ngày 27-10, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng, Ngày truyền thống Cao su Việt Nam (28/10/1929 – 28/10/2023).

Tham dự có ông Nguyễn Mạnh Cường, Bí thư Tỉnh uỷ Bình Phước; bà Trần Tuệ Hiền, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước; bà Trần Tuyết Minh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước; ông Đỗ Hữu Huy, Phó chủ tịch Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; ông Nguyễn Quế Dương, Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp… cùng các lãnh đạo Trung ương, tỉnh Bình Phước, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. 

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam: Từ khó khăn vươn lên dẫn đầu - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Mạnh Cường, Bí thư Tỉnh uỷ Bình Phước, cùng các lãnh đạo dâng hương tại Tượng đài Phú Riềng Đỏ

Ông Lê Thanh Hưng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, chia sẻ trong quá trình hình thành và phát triển, có thời điểm tập đoàn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức nhưng đã từng bước vượt khó đi lên, phát triển hiệu quả và bền vững, đóng góp quan trọng vào công cuộc đổi mới, hiện đại hóa đất nước.

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam: Từ khó khăn vươn lên dẫn đầu - Ảnh 2.

Bà Trần Tuyết Minh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước và các lãnh đạo dâng hương tại Tượng đài Phú Riềng Đỏ

Trong những năm gần đây, dù ngành cao su Việt Nam gặp nhiều khó khăn do giá bán mủ cao su không thuận lợi, tác động của đại dịch COVID-19, xung đột quân sự - thương mại giữa các nước cùng với những ảnh hưởng của biến động kinh tế trong nước và quốc tế nhưng với lòng tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, ổn định, phấn đấu vươn lên và phát triển bền vững.

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam: Từ khó khăn vươn lên dẫn đầu - Ảnh 3.

Ông Lê Thanh Hưng, Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, phát biểu tại lễ kỷ niệm

Theo ông Lê Thanh Hưng, hiện nay tập đoàn cao su đang đẩy mạnh phát triển hiệu quả trên 5 lĩnh vực ngành nghề cốt lõi. Đó là trồng, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ cao su; công nghiệp cao su; chế biến gỗ; đầu tư hạ tầng khu công nghiệp/cụm công nghiệp trên đất cao su; Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch. 

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam: Từ khó khăn vươn lên dẫn đầu - Ảnh 4.
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam: Từ khó khăn vươn lên dẫn đầu - Ảnh 5.

Ông Nguyễn Mạnh Cường, Bí thư Tỉnh uỷ Bình Phước và ông Đỗ Hữu Huy, Phó chủ tịch Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, trao Huân chương lao động hạng Ba của Chủ tịch nước cho những cá nhân xuất sắc, tiểu biểu tại lễ kỷ niệm

Năm 2022, tập đoàn đạt doanh thu hợp nhất toàn tập đoàn là 28.600 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế 5.200 tỉ đồng, nộp ngân sách 4.000 tỉ đồng. Doanh thu riêng công ty mẹ 3.629 tỉ đồng và lợi nhuận trước thuế của công ty mẹ 1.500 tỉ đồng. 

Năm 2023, dù đối mặt với khó khăn, thách thức nhưng tập đoàn đã phấn đấu hoàn thành cao nhất kế hoạch năm 2023 đã được Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thỏa thuận và Đại hội đồng cổ đông thường niên thông qua. 

Đặc biệt, tập đoàn đã tạo việc làm ổn định cho hơn 80.000 lao động với thu nhập bình quân trên 7 triệu đồng, tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động phát triển kinh tế hộ gia đình để họ gắn bó và cùng đồng hành phát triển với ngành cao su.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, bà Trần Tuyết Minh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, nhấn mạnh hơn 1 thế kỷ kể từ khi cây cao su được trồng trên địa bàn tỉnh Bình Phước, ngành cao su đã phát triển mạnh, cây cao su trở thành cây công nghiệp mũi nhọn của địa phương. Hiện nay, Bình Phước đứng đầu cả nước về diện tích cây cao su với hơn 234.000 ha, trong đó có khoảng 100.000 ha của các doanh nghiệp nhà nước. 

Ngành cao su đã giải quyết việc làm cho gần 24.000 lao động, đóng góp khoảng 30- 40% nguồn thu ngân sách của tỉnh. 

Sự đóng góp của cây cao su không chỉ về mặt kinh tế mà còn góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tham gia xây dựng nông thôn mới; giải quyết việc làm và thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; xây dựng cơ sở hạ tầng và mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế, thông tin đối ngoại với các nước bạn Lào và Campuchia.

Cũng theo bà Trần Tuyết Minh, trải qua lịch sử 94 năm với biết bao thăng trầm biến đổi, ngành cao su có một truyền thống hết sức vẻ vang, gắn với công cuộc đấu tranh cách mạng, bảo vệ và xây dựng, phát triển đất nước. Truyền thống đó được tạo dựng, vun đắp từ sự đóng góp bằng tâm sức, mồ hôi, sinh mạng và trí tuệ của hàng vạn con người qua nhiều thế hệ. 

"Lịch sử phát triển của ngành cao su luôn gắn liền và hòa vào dòng chảy của lịch sử đấu tranh cách mạng giành độc lập dân tộc và quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Những thế hệ ngành cao su Việt Nam đã có sự đóng góp rất to lớn cho sự phát triển của ngành gắn liền với 3 trụ cột Phát triển kinh tế - Bảo vệ môi trường – Trách nhiệm với cộng đồng và xã hội" – Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước xúc động.  

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo