xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thủ đoạn lừa đảo mới nhất liên quan đến thẻ tín dụng

Thái Phương, Ảnh: Bình An

(NLĐO) – Các ngân hàng tiếp tục cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới liên quan đến thẻ tín dụng và phần mềm giả mạo để chiếm đoạt thông tin người dùng

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa tiếp tục cảnh báo các hình thức lừa đảo liên quan tới thẻ tín dụng. Theo đó, kẻ gian mạo danh nhân viên ngân hàng để tiếp cận khách hàng và mời chào sử dụng các dịch vụ thẻ như mời rút tiền từ thẻ tín dụng; hỗ trợ đóng phí bảo hiểm thẻ tín dụng hoặc hoàn phí tham gia bảo hiểm... nhưng thực chất là lừa đảo.

Kẻ gian còn mạo danh nhân viên ngân hàng mời khách hàng mở thẻ tín dụng giả, mở thêm thẻ phụ hoặc nâng hạn mức thẻ tín dụng, nâng tỉ lệ hoàn tiền…

Thủ đoạn lừa đảo mới nhất liên quan đến thẻ tín dụng - Ảnh 1.

Các ngân hàng liên tục cảnh báo các thủ đoạn lừa đảo nhưng vẫn nhiều khách hàng bị sập bẫy, mất tiền oan

"Các đối tượng sẽ gọi điện, nhắn tin hoặc mời chào sử dụng các dịch vụ của thẻ tín dụng rồi gửi đường link giả mạo hoặc mã QR dẫn tới website giả mạo VPBank. Sau khi click vào link giả mạo, khách hàng sẽ được tiếp tục yêu cầu nhập thông tin như họ và tên, CCCD, chụp ảnh CCCD 2 mặt, số thẻ, mã bí mật CVV, ngày hết hạn thẻ và OTP gửi về số điện thoại, thông tin đăng nhập tài khoản ngân hàng… Tất cả đều nhằm mục đích chiếm được quyền sử dụng tài khoản ngân hàng điện tử và thực hiện giao dịch chiếm đoạt tiền" - đại diện VPBank cảnh báo.

Một thủ đoạn lừa đảo khác được Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) cảnh báo là kẻ gian sử dụng các ứng dụng Android giả mạo phần mềm thuộc lĩnh vực dịch vụ hành chính công tại Việt Nam để đánh cắp thông tin cá nhân và tài khoản ngân hàng của người dùng.

ABBank đã thống kê một số kịch bản tấn công thường thấy như mạo danh cán bộ, công chức, viên chức, người có thẩm quyền yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin phục vụ nghiệp vụ. Sau đó hướng dẫn nạn nhân truy cập đường dẫn độc hại để cài đặt ứng dụng giả mạo nhằm mục đích lừa đảo, có thể bằng nhiều hình thức: gửi tin nhắn, gọi điện, email...

Khi nạn nhân truy cập đường dẫn, tải và cài đặt ứng dụng giả mạo về điện thoại. Ứng dụng giả mạo sẽ yêu cầu cấp quyền Accessibility, nếu nạn nhân bấm "Cho phép", ứng dụng có quyền truy cập sẽ đánh cắp thông tin trên điện thoại của nạn nhân.

"Đặc biệt, ứng dụng sẽ rà soát các ứng dụng hợp lệ trong máy nạn nhân để tìm kiếm ứng dụng ngân hàng và các thông tin nhạy cảm, đánh cắp thông tin tài khoản ngân hàng, SMS,... gửi về cho kẻ gian từ đó chiếm đoạt tài sản của nạn nhân" - ABBank nêu thủ đoạn.

Để giảm thiểu rủi ro, tránh mất tiền oan, các ngân hàng khuyến cáo khách hàng tuyệt đối cảnh giác với các tin nhắn, cuộc gọi, email yêu cầu quét mã QR hoặc truy cập đường link lạ. Không cung cấp mã xác thực OTP/ Smart OTP cho bất kỳ ai kể cả nhân viên ngân hàng, không làm theo những cuộc gọi tự nhận là các cán bộ, công chức yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, cài đặt phần mềm lên điện thoại…

Phản ánh đến Báo Người Lao Động, nhiều bạn đọc cho biết họ thường xuyên nhận được cuộc gọi mạo danh cán bộ công an, tòa án, viện kiểm sát… với mục đích lừa đảo. Dù liên tục cảnh báo, nhưng không ít người vẫn mất tiền oan vì làm theo yêu cầu của các đối tượng lừa đảo.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo