xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngôi thánh đường Quần Liêu (Nam Định)

(Theo ANTG)

Theo Quyết định số 3439/QĐ-UB ngày 12-12-2003, UBND tỉnh Nam Định đã trao bằng công nhận nhà thờ chính xứ Quần Liêu, thuộc xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Hưng là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh. Chúng tôi tìm hiểu và được biết, đây là ngôi thánh đường đầu tiên và duy nhất của giáo phận Bùi Chu được chính quyền công nhận di tích lịch sử - văn hóa

Nằm bên dòng kênh Quần Liêu, giữa khu làng có nhiều nhà cao tầng, nhà bê tông, đường ngang ngõ dọc trải nhựa phẳng lì... là ngôi thánh đường uy nghiêm, cổ kính với hai tòa tháp cao vút ở hai bên lối vào. Nếu nhìn từ phía tiền sảnh, ngôi thánh đường mang phong cách kiến trúc giao hòa, phối hợp giữa Á và Âu, nhưng phía trong lại hoàn toàn mang phong cách Á Đông, đặc biệt là lối kiến trúc thuần Việt, từ những hoa văn chạm trổ uốn lượn, sơn son thếp vàng đến kiểu rui, mè, mái lợp ngói ta... Mái vòm cao, gồm hai lớp: mái thượng và mái hạ, xếp chồng nhau. Gỗ lim là vật liệu chủ yếu của thánh đường, trong đó những hàng cột lớn bằng lim, vòng ôm lớn, cao gần chục mét. Tổng diện tích thánh đường rộng gần 1.000 m2, chiều cao 12,35 m. Tất cả có 192 chiếc ghế, cũng bằng lim, chia thành 4 hàng. Theo một số giáo dân, chỉ riêng mỗi chiếc ghế ngồi chầu lễ đa trị giá bằng một chỉ vàng. Gian cung thánh cũng chạm những hoa văn sơn son thếp vàng, bài trí uy nghi. Hai cánh tường treo 14 bức đàng thánh giá cổ ;à 14 bức thương khó vẫn được giữ lại nguyên mẫu và họa tiết từ thuở xưa.

Tiếp chúng tôi trong nhà chung, cha xứ Đa minh Phạm Ngọc Đỉnh, đã hơn 40 năm coi sóc giáo xứ (từ năm 1964 đến nay), vui mừng kể rằng từ khi được tỉnh Nam Định công nhận Di tích Lịch sử - Văn hóa cho thánh đường, bà con giáo dân trong xứ rất phấn khởi. Nhiều giáo dân từ phương xa về nhà thờ dự lễ cũng vui lây khi được chiêm ngưỡng tấm bằng công nhận di tích treo trang trọng trên cây cột lim phía cuối thánh đường, gần cửa ra vào.

Theo lịch sử, ngôi thánh đường Quần Liêu được khởi công từ năm 1880 (giáo xứ có từ năm 1678 - thời điểm dựng làng lập ấp) và hoàn tất, làm thánh lễ khánh thành vào năm 1884, tức là sau bốn năm ròng rã xây dựng. Đến năm 1939, thánh đường được tu sửa lại, có lẽ vì thấy kiến trúc nhà thờ thấp nên các cha xứ tiền nhiệm đã cho sửa lại phần mái. Thuở ấy, thực tế đã có một số chi tiết hoa văn của mái rơi xuống, gây nguy hiểm cho giáo dân trong khi cầu nguyện. Đến năm 1994, cha xứ Đa minh Phạm Ngọc Đỉnh cho rằng đây là một ngôi thánh đường cổ, kiến trúc độc đáo, ngài thấy cần phải trả lại nguyên mẫu cho nhà thờ để lưu giữ những dấu ấn của tiền bối nên cho tổ chức thánh lễ tân đại tu. Đến năm 1996, việc trùng tu hoàn tất và thánh lễ tạ ơn do Đức giám mục Giuse Maria Vũ Duy Nhất của giáo phận và cha xứ Phạm Ngọc Đỉnh chủ sự. “Đây là một nhà thờ xây cất bằng gỗ, mang bản sắc dân tộc. Chúng tôi quyết định khôi phục như nguyên mẫu cả trong và ngoài thánh đường, cả hai cây tháp. Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh đã xuống, thấy xứng đáng được tặng bằng công nhận Di tích Lịch sử - Văn hóa. Chúng tôi đã rất tích cực bảo vệ, gìn giữ thánh đường cho khỏi mai một đi" - cha xứ nói. Và thánh đường trở lại nguyên mẫu như thuở ban đầu, tức là kiến trúc mái thượng, mái hạ. Về cơ bản, toàn bộ vật liệu của nhà thờ vẫn giữ được tới 98% vật liệu cũ chỉ có 2% được trùng tu mới ở vài chi tiết rui, mè...

Tuy nhiên, giá trị lịch sử của nhà thờ không phải vì đã được giữ gìn qua hơn 100 năm, vì những vật liệu, phong cách kiến trúc mang đậm phong cách Việt Nam mà ngôi thánh đường của giáo xứ Quần Liêu còn từng là nơi che chở, nuôi giấu cán bộ cách mạng Việt Nam hồi trước Cách mạng Tháng Tám, trong thời Nhật - Pháp chiếm đóng. Tôi được biết, đã có lúc tàu chiến của thực dân Pháp qua đây, bắn lên làng này, đốt cháy các nhà của dân” - linh mục kể. Một số chức sắc, cán bộ cách mạng và giáo dân đã chặt cây, ném xuống sông để ngăn không cho tàu địch vào.

Trong cả giáo phận Bùi Chu (Nam Định) có hơn 100 nhà thờ xứ, chưa kể rất nhiều nhà thờ họ lẻ, nhưng giáo xử Quần Liêu có một nhà thờ xứ được công nhận di tích lịch sử, đó là một phần thưởng lớn. Từ sau sự kiện trên, lượng giáo dân đổ về tham quan chiêm ngưỡng vẻ đẹp và giá trị của ngôi thánh đường trên rất đông.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo