xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Rối lòng chuyện các cụ hồi xuân

Thủy Nương

Dành nhiều thời gian chăm sóc, chia sẻ... với đấng sinh thành để tìm hiểu nhu cầu tình cảm thật sự của các cụ là cách để con cháu giúp các cụ dung hòa tình cảm của mình khi bước vào lần trẻ lại trong đời

Hai tuần nay, người dân cả khu phố trên đường Hồng Hà, Q. Bình Thạnh - TPHCM xôn xao vì chuyện cụ Tám L. nằng nặc đòi tái hôn ở tuổi đã... cửu tuần. Vợ mất hơn chục năm, người gá nghĩa với cụ là T., kém cụ gần 4 giáp, người giúp việc cho gia đình, vừa chân ướt chân ráo lên thành phố kiếm sống được hai tháng. Cụ hồi xuân còn “người tình” của cụ thì vẫn đang phơi phới.


Gừng càng già càng cay!


“Cụ không biết cách kín đáo với tình cảm của mình nên chúng tôi ngại cháu chắt trong nhà có ấn tượng không hay. Nhất là mấy đứa đang trong giai đoạn dậy thì, có thể chúng sẽ bị ảnh hưởng” - bà H. Xuyên, con dâu cụ, tỏ vẻ không hài lòng. Vì không hài lòng nhưng cụ thì quá cương quyết nên gia đình đành chọn giải pháp bằng cách thuê phòng trọ, cung ứng các vật dụng thiết yếu cho cụ dọn ra ở riêng với người tình.

 

Hàng xóm nói ra nói vào thế nào cụ cũng chẳng màng, bởi không gần con cháu nhưng cụ lại được gần người tình. Oái oăm ở chỗ chuyện tình yêu của cụ, cụ thể hiện công khai.

Thi thoảng, lại nghe cụ réo: “T. ơi, T. à...” mỗi lúc cô đi đâu vắng nhà chừng dăm phút.

 

Bản tính chân quê, cô T. lại thiệt thà kể hết mọi chuyện từ thói quen sinh hoạt hằng ngày đến cả nhu cầu “thầm kín” của cụ, khiến đôi tình nhân này mãi cứ là đề tài bàn tán của cả xóm. “Cụ bảo để cụ tự do nhưng cứ nghe chòm xóm bàn ra tán vào thế này, chúng tôi cũng khó chịu lắm” – bà Xuyên than thở. Giá như cụ biết điều tiết tình cảm của mình một chút!

 

Không công khai như cụ Tám L., những chuyện hồi xuân ở ông Hai K., một nông dân còn bám trụ ruộng vườn ở Bình Chánh – TPHCM, được thể hiện kín đáo hơn nhưng cũng không qua được mắt con cháu. Chiều chiều, thấy ông chộn rộn chuẩn bị áo quần là con ông, anh H.M, lại nháy cháu đích tôn của ông, nằng nẵng bám theo chân ông nội.

img
Hồi xuân ở nữ xuất phát từ hưng phấn của kích thích tố buồng trứng. Ảnh: Corbis

Không cho cháu theo thì cháu khóc lóc, dỗ mãi không nín, nhưng cho cháu theo chân thì tất tần tật chuyện hẹn hò của ông với bà bạn già ở thôn bên cạnh sẽ được “khai” sạch sẽ. Bị “phá đám” vài lần, ông nhờ người mua cả lô bánh kẹo, bỏ sẵn trong túi. Mỗi lần “hẹn hò”, ông cho cháu theo đến ngõ thì dúi vào tay nào kẹo, nào bánh.

 

Cháu đích tôn khoái chí đem quà quay về nhà ăn còn ông thì rảnh chân đến với người tình. “Chúng tôi chỉ dám nói bóng gió nhưng ông chẳng thừa nhận nên cũng đành chịu”- anh H.M chia sẻ. Dư luận là chuyện nhỏ, chuyện bà xui tương lai cương quyết không chịu chấp nhận út D. làm dâu vì có cha... hồi xuân mới là chuyện lớn. Cô út than: “Con cháu hiểu, thông cảm cho cụ nhưng chòm xóm đâu phải ai cũng đồng tình”.

 

Mùa xuân cuối đời

 

Các cụ ông còn bị lên án thế nên chắc chắn chuyện hồi xuân của các cụ bà còn bị dèm pha hơn rất nhiều. Chị M.H, nhân viên kế toán một công ty địa ốc, chia sẻ: “Dạo gần đây, cứ ra khỏi nhà là mẹ tôi bắt đầu ủi áo, chải tóc kỹ lưỡng hẳn”. Không kỹ sao được khi mà bác hàng xóm mới dọn về căn hộ chung cư cạnh nhà lấy cớ trong nhà nóng bức, ông cứ trải ghế bố ra hàng hiên ngồi hóng mát sẵn... ngắm bà đi chợ, bà phơi áo... “Thỉnh thoảng, đi làm về, lại thấy ông bà ngồi trò chuyện với nhau, mình thấy “gai gai” thế nào ấy” - chị bộc bạch.

 

Xét ở góc độ y học, trao đổi trên báo chí, bác sĩ “chuyên trị” các thắc mắc khó nói về giới tính Đỗ Minh Tuấn đã nhận định: “Hồi xuân ở phụ nữ xuất phát từ một cơn hưng phấn cắc cớ của kích thích tố buồng trứng. Do đó, hoàn toàn có thể làm giảm hiện tượng này, điển hình như việc dùng chất kháng hormon”. Vì điều này mà gia đình nên dành nhiều thời gian chăm sóc, chia sẻ... hơn cho những đấng sinh thành để tìm hiểu nhu cầu tình cảm thật sự của các cụ.

 

“Ngần ấy năm mẹ sống vì con, không thiết gì đến bản thân mình. Giờ con yên bề gia thất, mẹ lủi thủi một mình, con có thấy mình công bằng không?”. Lời nói trong tiếng nấc nghẹn của bác hàng xóm, vô tình tôi nghe lỏm khi đi ngang nhà, đúng lúc con gái bác tổ chức họp gia đình phản đối kịch liệt mối tình ở tuổi U60 của mẹ, cứ ám ảnh tôi mãi. Cô con gái sợ người đàn ông mẹ mình gặp ở tuổi này đến với mẹ là do căn nhà mặt phố mà mẹ chị sở hữu một phần. Phần khác sợ nhà chồng dị nghị nên cô con gái cương quyết giữ lập trường của mình.

 

Mối tình của bác ấy ra sao, dọn về cùng nhau dưới một mái nhà hay vẫn chỉ là những buổi tập dưỡng sinh, những ly sữa đậu nành nóng bán ở lề đường công viên... tôi không tìm hiểu vì sợ sẽ biết kết cục buồn. Cớ gì cứ phản đối nếu các cụ biết điều tiết tình cảm của mình đúng mực? Biết đâu trong lần hồi xuân hiếm hoi ấy, các cụ tìm được một nửa đích thực dành cho phần cuối đời mình.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo