xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quản lý xuất bản như người đi trên mây !

Xa rời và lạc hậu so với thực tế đã làm cho hoạt động ngành xuất bản ngày càng trở nên phức tạp và rối ren

Với tinh thần nói thẳng nói thật, các nhà xuất  bản (NXB), ông ty phát hành sách đã không ngần ngại nói những tồn tại trong thực tế quản lý hoạt động xuất bản, qua buổi tiếp xúc lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Luật Xuất bản của Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM tại Sở VHTT TPHCM vào sáng 18-3.

Có đến 3 con dấu nhưng không ai chịu trách nhiệm

Theo quy định, một giấy phép xuất bản ra đời phải có ít nhất là 3 con dấu của 3 cơ quan quản lý đóng vào kế hoạch xuất bản: NXB, cơ quan chủ quản của NXB, Cục Xuất bản. Nhưng quy định này chỉ mang tính lý thuyết. Trên thực tế chẳng có cơ quan chủ quản nào của NXB có trách nhiệm ngồi duyệt và có duyệt cũng chẳng biết được gì, khi trong bản kế hoạch xuất bản chỉ có mỗi cái tên sách, còn ở dạng dự kiến. Ngay Cục Xuất bản, với chức năng, vai trò duyệt và chấp nhận kế hoạch xuất bản cho các NXB nhằm mục đích cân đối đề tài, quản lý và điều tiết từng tên sách đúng tôn chỉ mục đích của từng NXB, cũng chỉ làm cho có hình thức. Do cách quản lý mang tính hình thức này mà thực tế hoạt động xuất bản liên tục xảy ra tình trạng một đầu sách có đến 3-4 NXB cùng được phép xuất bản, dẫn đến tranh chấp nhau. Và vì đã có 3 con dấu bảo chứng nên cuối cùng sách sai phạm chẳng ai chịu trách nhiệm cả. Có ý kiến khẳng định rằng: Cơ quan chủ quản các NXB thời gian qua gần như đem con bỏ chợ. 

Nhà in nội bộ thực chất là tư nhân trá hình

Theo thống kê của Bộ VHTT, cả nước có 98 nhà in nội bộ, tập trung nhiều nhất tại TPHCM và Hà Nội. Trên giấy phép do Bộ VHTT cấp,  các nhà in nội bộ này chỉ được phép hoạt động in phục vụ cho công việc nội bộ của cơ quan, không được in kinh doanh. Do vậy in nội bộ không bị điều chỉnh về các chính sách thuế như các xí nghiệp in kinh doanh. Trên thực tế, hầu hết các nhà in nội bộ này do tư nhân đầu tư máy móc vào và hoạt động kinh doanh núp bóng. Tình trạng in lậu, in nối bản, in vượt số lượng kê khai trên giấy phép là xuất xứ từ những nhà in nội bộ này.

Có nhiều ý kiến cho rằng việc quy định số lượng in ghi trên xuất bản phẩm hiện nay là phương pháp quản lý đã quá lạc hậu. Về lý thuyết, quy định này là nhằm tránh gian lận nộp phí xuất bản, trả tiền bản quyền cho tác giả và nộp thuế cho Nhà nước. Nhưng trên thực tế số lượng in ghi trên xuất bản phẩm là con số không đúng với số lượng thực in: Một cuốn sách thực tế in vài chục ngàn bản nhưng chỉ ghi trong sách và giấy phép in chỉ 1.000 bản. từ đó các phí phải trả như tiền tác quyền, thuế, quản lý phí...  chỉ được tính trên cơ sở con số ghi trên giấy phép. Đây là cách để tư nhân liên kết tha hồ thu lợi nhuận.

Trách nhiệm của tư nhân tham gia vào hoạt động xuất bản?

Dù không công khai hoạt động, nhưng tư nhân đã khép kín cả ba khâu từ xuất bản, in đến phát hành. Bà Quách Thu Nguyệt, Giám đốc NXB Trẻ, cho biết: Họ có nhà in riêng, hệ thống cửa hàng phát hành và họ có thể mua giấy phép dễ dàng ở các NXB. Tư nhân đứng ra làm toàn bộ nhưng việc ký hợp đồng với nhà in thì quy định buộc phải là NXB. Tại sao Nhà nước không quy định ràng buộc trách nhiệm đối với tư nhân trong việc tham gia vào xuất bản?

Công ty kinh doanh xuất bản phẩm của tư nhân hiện phát triển rất nhiều, quy mô không thua kém các công ty phát hành sách Nhà nước, nhưng nghĩa vụ thuế cũng như nghĩa vụ với xã hội, người dân vùng sâu vùng xa thì họ không phải thực hiện như các công ty phát hành sách của Nhà nước. Ông Phạm Minh Thuận, quyền Giám đốc Công ty Phát hành sách TPHCM (Fahasa), dẫn chứng một doanh nghiệp tư nhân có hệ thống cửa hàng không thua gì Công ty Fahasa với số lượng nhân viên lên trên 1.000 người nhưng vẫn nộp thuế khoán như một doanh nghiệp tư nhân nhỏ (?). Rõ ràng là quyền lợi và nghĩa vụ của các công ty tư nhân chưa được thực hiện một cách công bằng.

Ghi nhận những ý kiến đóng góp rất sinh động từ thực tiễn, bà Phạm Phương Thảo, Trưởng Ban Tư tưởng Văn hóa Thành ủy - Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM, khẳng định: Hoạt động xuất bản là phổ biến những tác phẩm văn hóa tư tưởng phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Nhà nước cần phải quản lý. Còn quản lý cách nào để có hiệu quả là việc mà chúng ta phải làm.

Hữu Thân

---------------------------------------Ý kiến người trong cuộc-------------------------------------

 

imgÔng Phạm Minh Thuận, quyền Giám đốc Công ty Fahasa:

Muốn nhập một cuốn sách phải có 4 con dấu

Hiện nay vẫn đang tồn tại việc cấp phép xuất nhập khẩu văn hóa phẩm. Muốn nhập một cuốn sách phải có 4 con dấu của các cơ quan kiểm duyệt. Thế nhưng trên thực tế việc xét duyệt này chỉ mang tính hình thức, bởi mỗi năm Fahasa nhập hơn 20.000 tựa sách mà có cơ quan nào đọc hết được đâu. 

Ông Trần Đình Việt, Giám đốc - Tổng Biên tập NXB Tổng hợp TPHCM:

imgĐề nghị cởi “trói” cho chúng tôi

 Công tác quản lý Nhà nước trong ngành xuất bản vẫn còn cơ chế xin cho, muốn có được một kế hoạch xuất bản phải có 3 con dấu. Người nào cấp giấy phép xuất bản người ấy chịu trách nhiệm, không nên quy định là liên đới chịu trách nhiệm mà không ai chịu trách nhiệm cả. Trách nhiệm phải đi đôi với quyền hạn. Hãy để các NXB chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đề nghị cởi “trói” cho chúng tôi.

Bà Quách Thu Nguyệt, Giám đốc NXB Trẻ:img

Đội ngũ làm xuất bản phải được đào tạo

Yếu tố con người là vô cùng quan trọng trong hoạt động xuất bản. Sai sót của xuất bản phẩm thời gian qua cũng từ đội ngũ làm công tác xuất bản. Nhưng đội ngũ này không ai được đào tạo bài bản mà tự học là chính.

Ông Nguyễn Văn Dòng, Giám đốc Nhà máy In Trần Phú:

Phải có biện pháp chế tài mạnh

imgLuật xuất bản năm 1993 đã bộc lộ sự lạc hậu và bất cập. Xuất bản, in, phát hành có phải là ngành kinh doanh đặc thù hay không? Nên xem xuất bản là kinh doanh đặc thù còn in và phát hành là kinh doanh bình thường.

Nếu cho tư nhân hoạt động in hợp pháp, thay vì hoạt động núp bóng trong các nhà in nội bộ của cơ quan Nhà nước như hiện nay, thì có khi quản lý lại tốt hơn. Ai vi phạm, Nhà nước cứ rút giấy phép hoạt động, còn như hiện nay không biết xử lý ai. Muốn quản lý tốt phải có biện pháp chế tài mạnh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo