xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

2023-2024 là "năm học bứt tốc"

Yến Anh

Nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục trung học trong năm học mới 2023-2024 là tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 6, lớp 7, lớp 8, lớp 10 và lớp 11; tiếp tục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2006 đối với lớp 9 và lớp 12.

Theo ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), cần tiếp tục thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp, đội ngũ nhà giáo và cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh, đa dạng hóa các hình thức giáo dục, chú trọng hoạt động trải nghiệm, nghiên cứu khoa học của học sinh; triển khai ứng dụng công nghệ số trong dạy và học.

Bên cạnh đó, tập trung phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; tiếp tục tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định, tăng cường học liệu để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học. Đầu tư và tận dụng tối đa cơ sở vật chất của nhà trường để tổ chức dạy học nhiều hơn 6 buổi/tuần, bảo đảm chủ động, linh hoạt thực hiện chương trình.

2023-2024 là năm học bứt tốc - Ảnh 1.

Năm học mới là giai đoạn bứt tốc của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 .Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Năm học mới, tăng cường quyền tự chủ của các trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục; tổ chức lựa chọn, cung ứng sách giáo khoa; quản lý sử dụng sách tham khảo, sách giáo khoa; tổ chức dạy thêm, học thêm; tinh giản hồ sơ, sổ sách….

Theo dự thảo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2023-2024, Bộ GD-ĐT yêu cầu sở GD-ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục trung học xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường phù hợp với đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.

Bộ GD-ĐT lưu ý đối với môn khoa học tự nhiên, phân công giáo viên dạy học theo các mạch nội dung của chương trình, bảo đảm yêu cầu và phù hợp với năng lực chuyên môn của giáo viên. Xây dựng, phân phối chương trình, trong đó linh hoạt bố trí thời gian, thời điểm dạy học các mạch nội dung trong từng học kỳ cho phù hợp với việc phân công giáo viên, bảo đảm tính khoa học, sư phạm và số tiết/tuần của giáo viên.

Theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, việc xây dựng giáo án cần bảo đảm các yêu cầu về phương pháp, kỹ thuật dạy học, kiểm tra, đánh giá… nhằm phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh, tránh việc áp dụng hình thức, khuôn mẫu.

Trong năm học mới 2023-2024, Bộ GD-ĐT khẳng định thực hiện việc đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông theo quy định; không kiểm tra, đánh giá vượt quá yêu cầu cần đạt hoặc mức độ cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông. Khuyến khích các trường xây dựng ngân hàng câu hỏi, ngân hàng đề kiểm tra...

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đánh giá 2023-2024 được coi là năm học bứt tốc để chuẩn bị cho giai đoạn cuối của quá trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Theo Bộ trưởng GD-ĐT, ngành giáo dục đang đứng trước năm học với khối lượng công việc nhiều nhất trong toàn bộ chu trình đổi mới. Bộ trưởng đề nghị các sở GD-ĐT tập trung cao độ đổi mới phương pháp dạy và học, phương pháp kiểm tra đánh giá, đặc biệt với các môn học mới.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo