xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bỏ ngỏ chất lượng tuyển sinh?

Yến Anh - Đặng Trinh

Việc bỏ điểm sàn ĐH, CĐ từ năm 2014 gây lo lắng trong dư luận. Đại diện nhiều trường cho rằng cần phải đưa ra các tiêu chí xác định ngưỡng tối thiểu bảo đảm nguồn tuyển ĐH, CĐ

“Nhiều ý kiến cho rằng điểm sàn năm 2013 chưa hợp lý vì dù thừa nguồn tuyển nhưng nhiều trường vẫn không thể tuyển đủ chỉ tiêu. Do đó, tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014, điểm sàn nên thay thế bằng các tiêu chí khác” - ông Bùi Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) - cho biết lý do bộ này quyết định bỏ điểm sàn ĐH, CĐ từ năm 2014.

“Bộ GD-ĐT nhận khó về mình”

Ông Tuấn khẳng định sẽ có một hội đồng tư vấn giúp Bộ GD-ĐT xác định các tiêu chí bảo đảm chất lượng đầu vào phù hợp hơn với yêu cầu tuyển sinh của các trường, thay thế cho tiêu chí đơn nhất là điểm sàn như những năm trước. “Bộ GD-ĐT đã nhận khó khăn về phía mình để tạo sự dễ dàng cho người học, tiêu chí là bảo đảm chất lượng nguồn tuyển” - ông Tuấn nói.

Học sinh Trường THPT Marie Curie (TP HCM) trong giờ học môn sử Ảnh: TẤN THẠNH
Học sinh Trường THPT Marie Curie (TP HCM) trong giờ học môn sử Ảnh: TẤN THẠNH

Trước thông tin này, TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Phòng Quản trị chiến lược Trường ĐH Sư phạm Kỹ Thuật

TP HCM, cho rằng khi áp lực xã hội tăng và chất lượng đào tạo ở một số trường còn không ổn thì phải có điểm sàn để làm ngưỡng cho các trường. Tuy nhiên hiện nay, điểm sàn đã hoàn thành sứ mệnh. “Người học biết chọn trường nào có chất lượng nên điểm sàn không còn cần thiết. Thực tế, như mọi năm, dù Bộ GD-ĐT định mức điểm sàn để cho các trường ngoài công lập có nguồn xét tuyển nhưng việc xét tuyển vẫn rất khó khăn” - ông Dũng nói.

Trước lo lắng việc bỏ điểm sàn sẽ khiến chất lượng đầu vào ĐH đi xuống, ông Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng Trường ĐH FPT, cho rằng để tránh việc này xảy ra, song song với bỏ điểm sàn, Bộ GD-ĐT cần thực hiện đồng bộ giải pháp khống chế chỉ tiêu trên cơ sở các điều kiện bảo đảm chất lượng là giảng viên, cơ sở vật chất và suất đầu tư/đầu sinh viên. Về phía các trường, theo ông Tùng, cần đưa ra các tiêu chí xác định ngưỡng tối thiểu vào ĐH, CĐ. Các tiêu chí này phải được công bố công khai để cơ quan quản lý và dư luận xã hội giám sát.

Cuộc chơi bình đẳng ?

Theo Bộ GD-ĐT, trong năm 2014, những trường có đề án tuyển sinh riêng đáp ứng các điều kiện quy định tại Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy được tự chủ tuyển sinh, đồng thời bộ vẫn giữ tổ chức kỳ tuyển sinh chung. Các trường tuyển sinh riêng có thể kết hợp sử dụng kết quả kỳ thi chung để tuyển sinh.

TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐHQG TP HCM, cho biết theo đề án tuyển sinh riêng, khá nhiều trường xét tuyển dựa trên kết quả học tập lớp 10, 11, 12 và kết quả thi tốt nghiệp THPT. Thực tế, đây cũng là một dạng “điểm sàn” nhưng đa dạng vì có trường xét điểm các môn, có trường xét điểm nhiều môn... Có nghĩa là “điểm sàn” này do chính các trường đặt ra.

Do vậy, trong kỳ thi “3 chung” cũng phải thay đổi theo các trường tổ chức thi riêng. Trong kỳ thi 3 chung cũng nên đặt ra điểm liệt của từng môn trong các môn thi ĐH. Điểm liệt không thể là 0 mà nên ấn định trên 2 cơ sở: Số lượng thí sinh của môn đó (ví dụ, môn toán khối A, D; mỗi môn sẽ có điểm liệt khác nhau) và chỉ tiêu tuyển sinh của khối thi đó. Sau khi kết hợp 2 yếu tố trên sẽ loại ra 5%-10% thí sinh có điểm thấp, phân luồng vào các hệ đào tạo thấp hơn. Như vậy, vẫn còn 70% thí sinh vào các trường ĐH mà các hệ đào tạo thấp hơn vẫn có nguồn tuyển.

PGS Trần Xuân Nhĩ - Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập - đề xuất điểm thi của môn chính xét tuyển vào các ngành nên từ 5 trở lên, các môn khác không bị điểm liệt.

TS Nguyễn Tiến Dũng cho hay năm nay vừa thi “3 chung” vừa thi riêng, vừa thi tuyển vừa xét tuyển nên còn có những tiêu chí chưa tách biệt hẳn. Vì vậy, Bộ GD-ĐT nên có những ngưỡng tối thiểu, bộ tiêu chí mang tính hướng dẫn hơn là áp đặt để các trường dựa vào đó mà xây dựng chất lượng đầu vào. “Đây là cuộc chơi bình đẳng của các trường. Qua đó, các trường phải tự nhìn lại mình để xây dựng chất lượng đào tạo tốt hơn, tiến tới thực hiện đề án tự chủ” - TS Dũng nói.

Nên chú trọng đầu ra

Ông Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng vụ Giáo dục ĐH, cho rằng hiện Bộ GD-ĐT đã khống chế về chỉ tiêu tuyển sinh dựa trên năng lực của các trường nên sẽ không có chuyện tuyển sinh ồ ạt các thí sinh không có chất lượng. Vấn đề quan trọng là quy trình đào tạo và đầu ra như thế nào.

Theo ThS Lê Ngọc Tứ, quyền Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP HCM, Bộ GD-ĐT bỏ điểm sàn để đồng nhất với những trường có đề án tuyển sinh riêng. Thực tế, chất lượng đầu vào có thể bị bỏ ngỏ nhưng chất lượng đầu ra mới là quan trọng. “Xã hội và người sử dụng lao động sẽ đánh giá chất lượng đầu ra của sinh viên mà sự đánh giá này phản ánh chất lượng đào tạo của nhà trường. Đây là xu thế đánh giá mà các trường cũng phải làm quen và thay đổi theo” - Ths Tứ nói.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo