xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bổ nhiệm GS, PGS: Cơ hội để cải cách

NGUYỄN VĂN TUẤN (Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan - Úc)

Quy định hiệu trưởng đại học có quyền bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư của Bộ GD-ĐT là phù hợp với cách bổ nhiệm giáo sư tại các đại học trên thế giới và cũng là cơ hội để cải cách quy trình bổ nhiệm tốt hơn

Ở các nước trong khối ASEAN và Âu - Mỹ, việc bổ nhiệm giáo sư (GS) và giảng viên là do trường đại học (ĐH) thực hiện theo một quy trình và chuẩn mực chung.
 
Theo quy trình này, trường ĐH tổ chức bình duyệt ứng viên và nếu quy trình bình duyệt thành công, hiệu trưởng chính thức bổ nhiệm ứng viên. Cần nói thêm rằng các nước này không có một hội đồng như Hội đồng Chức danh GS Nhà nước của Việt Nam. Do đó, có thể nói rằng quy chế mới của Việt Nam là phù hợp với xu hướng chung trên thế giới.

Hệ quả có thể đoán trước

Tuy nhiên, quy trình mới về bổ nhiệm GS của ĐH Việt Nam có phần khác với thế giới.  Theo thông tư của Bộ GD-ĐT, việc bổ nhiệm được thực hiện theo 3 bước: Từ nhu cầu của các khoa và bộ môn trong trường; hội đồng khoa học của trường thẩm định; hiệu trưởng quyết định và báo cáo cho bộ trưởng Bộ GD-ĐT.
 
Có thể hiểu chung rằng đây là quy trình bổ nhiệm theo nhu cầu và điều này chính là điểm đáng quan tâm. Các ĐH trên thế giới không bổ nhiệm hay đề bạt GS theo nhu cầu.  Ở Việt Nam có quá nhiều trường ĐH và nếu nói về “nhu cầu” thì có lẽ khoa nào hay bộ môn nào cũng có nhu cầu có GS/phó giáo sư (PGS), bởi vì sự hiện diện của những người với chức danh này là một điều kiện để đào tạo sau ĐH.
img
GS Ngô Bảo Châu cùng đồng nghiệp và sinh viên tại Đại học Oxford - Anh Quốc.
Năm 32 tuổi, TS Ngô Bảo Châu được Đại học Paris XI bổ nhiệm GS và năm 33 tuổi,
ông được Nhà nước Việt Nam đặc cách phong hàm GS. Ảnh: TÚ HẰNG
 
Theo số liệu của Bộ GD-ĐT, hiện nay Việt Nam có 77.500 giảng viên CĐ và ĐH; trong số này chỉ có 2.930 GS và PGS (tức chỉ 3,7%). Do đó, nhu cầu GS của các ĐH Việt Nam rất cao và với quy trình bổ nhiệm mới, có thể tiên đoán rằng số GS ở Việt Nam sẽ tăng nhanh trong tương lai.
 
Vấn đề thứ hai là sự công nhận (hay thừa nhận?) GS giữa các ĐH. Các ĐH tồn tại theo hệ phân tầng. Bất cứ nước nào cũng phân biệt giai tầng ĐH. Chẳng hạn như ở Mỹ, bên cạnh những ĐH tinh hoa như Harvard, Yale, Princeton... cũng có những ĐH có thể hiểu theo nghĩa là “địa phương”. Tương tự, ở Úc, bên cạnh những ĐH tinh hoa trong nhóm G8 (Sydney, New South Wales, Melbourne, Monash, ANU, Adelaide, Queensland và Western Australia) cũng có những ĐH kém danh tiếng hơn. 
 
Theo cảm nhận chung thì một GS do ĐH Sydney bổ nhiệm rất khác với GS của ĐH Western Sydney (chỉ là ví dụ).  Ở Việt Nam, các ĐH cũng có phân tầng và công chúng sẽ nhìn một GS do ĐH Quốc gia TPHCM đề bạt cao hơn một GS do đại học địa phương như ĐH Phan Thiết bổ nhiệm (cũng chỉ là ví dụ). Ngoài ra, do nhu cầu, có thể các trường có những tiêu chuẩn khác nhau hay ứng dụng tiêu chuẩn khác nhau. Có trường có thể dễ dãi nhưng cũng có trường nghiêm ngặt. Do đó, quy chế bổ nhiệm mới có thể tạo nên nhiều GS mới có “đẳng cấp” khác nhau.

Cần phân biệt việc bổ nhiệm và đề bạt

Nhưng 2 vấn đề trên cũng là một cơ hội để cải cách quy trình và tiêu chuẩn đề bạt hay bổ nhiệm GS, giảm thiểu những khác biệt về chất lượng GS giữa các ĐH. Nhưng cần phải phân biệt 2 hình thức bổ nhiệm và đề bạt. Bổ nhiệm (appointment) là trường ĐH có nhu cầu và ứng viên GS là người từ bên ngoài. Đề bạt (promotion) dĩ nhiên là đề cập những người trong khoa hay bộ môn hội đủ điều kiện và muốn được đề bạt lên một chức vụ cao hơn (như từ giảng viên lên PGS).  

Thứ nhất là cải cách về quy trình đề bạt. Theo tôi thấy quy trình đề bạt hiện nay (theo tinh thần của thông tư trên) mang tính địa phương và chưa phù hợp với chuẩn mực của một GS. Việc bình duyệt hồ sơ của một ứng viên không nên chỉ giới hạn trong trường mà cần phải có sự tham gia của các GS ngoài trường. Nếu cần, có thể mời GS nước ngoài tham gia bình duyệt. Tôi đề nghị một quy trình 3 bước như sau:

Ứng viên, sau khi đã thảo luận với trưởng khoa hay người đứng đầu bộ môn, soạn hồ sơ đề bạt theo quy định. Hồ sơ phải mô tả ứng viên đã đáp ứng những tiêu chuẩn chung (xem box kèm trong bài) của Bộ GD-ĐT hay Hội đồng chức danh. Bước 2, trường ĐH thành lập hội đồng xét duyệt. Hội đồng nên có đại diện các GS trong chuyên ngành và ngoài ngành và đại diện nữ giới (nếu ứng viên là nữ). 
 
Ở nước ngoài, một hội đồng như thế thường có 8 người. Hội đồng, sau khi xem xét hồ sơ, sẽ gửi hồ sơ cho 4 người ngoài hội đồng bình duyệt; trong số này 2 người do ứng viên đề nghị và 2 người do hội đồng đề nghị. Việc cho phép ứng viên chọn người bình duyệt cũng là một hình thức bảo đảm tính dân chủ trong xét duyệt. Bước 3, sau khi nhận hồ sơ bình duyệt của các GS ngoài, hội đồng họp lại và mời ứng viên để phỏng vấn. Dựa vào kết quả bình duyệt và phỏng vấn, hội đồng đề nghị đề bạt (hay chưa đề bạt) ứng viên. Hiệu trưởng căn cứ vào đề nghị của hội đồng và ra quyết định chính thức.

Thứ hai là cần phân biệt ngạch đề bạt.  Thông tư chưa phân định những ngạch đề bạt. Tôi đề nghị phân biệt 2 ngạch chính cho việc đề bạt GS: nghiên cứu và giảng dạy. Phân biệt 2 ngạch này cũng là một cách ghi nhận đóng góp của những người chủ yếu giảng dạy và có ít cơ hội làm nghiên cứu khoa học với những ứng viên chỉ làm nghiên cứu khoa học mà ít giảng dạy. Dựa vào cách phân ngạch này, tiêu chuẩn đề bạt cũng phải khác nhau.

Những bậc giáo sư

Hai chữ “giáo sư” tôi dùng ở đây thật ra đề cập 3 cấp GS viết theo tiếng Anh là Assistant, Associate professor và Professor. Assistant professor là những người đã qua quá trình nghiên cứu hậu tiến sĩ một thời gian (thường từ 3 đến 5 năm). Sau 5 năm phục vụ, Assistant professor có thể xin đề bạt lên chức Associate professor. Associate professor là những người đã thành danh cấp quốc gia và có ít đóng góp quan trọng trên thế giới. Ứng viên cấp Professor phải là một nhà khoa học thành danh, có đóng góp quan trọng cho quốc gia và quốc tế.

Ở Úc, hệ thống khoa bảng có phần khác với Mỹ. Úc có 4 bậc khoa bảng: Lecturer, Senior lecturer, Associate professor và Professor. Các ĐH Úc (trong nhóm G8) xem Lecturer của họ tương đương với Assistant professor của Mỹ và Senior Lecturer của Úc tương đương với Associate professor của Mỹ.

Số lượng công trình nghiên cứu là tiêu chuẩn rất quan trọng trong việc đề bạt GS. Không có một quy định cứng nào trên giấy trắng mực đen là phải có bao nhiêu bài báo để đủ tiêu chuẩn đề bạt nhưng hình như có những “quy ước” bất thành văn mà phần lớn người trong hệ thống khoa bảng đều biết qua:

Lecturer phải có trên 10 công trình đã công bố; Senior lecturer: trên 20 công trình; Associate professor: trên 50 công trình; Professor: trên 80 công trình. Cần nói thêm rằng những tiêu chuẩn theo quy ước bất thành văn này cũng tùy thuộc vào trường ĐH, thậm chí tùy khoa. Ở các trường danh tiếng như Harvard, Stanford, Yale, UCLA… mà tôi có đồng nghiệp (và từng làm người bình duyệt đơn đề bạt của họ) thì tôi thấy phần lớn các Associate professor đều có trên 50 công trình và Professor đều có trên 100 công trình khoa học và là những người có uy danh cao trong chuyên ngành qua những hoạt động trong hiệp hội chuyên môn.

Kỳ tới: Tiêu chuẩn để đề bạt GS, PGS

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo