xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cần lắm giảng viên chuyên gia

Huệ Thu (Viện Quản trị Kinh doanh FSB)

“Thầy mới ra trường vài năm, chưa bao giờ làm lãnh đạo, chưa từng điều hành một tổ chức nào, thì liệu có thể giảng tốt môn kỹ năng quản lý được?”. Cô em họ là sinh viên năm cuối ngành quản trị doanh nghiệp, ngước mắt hỏi lại khi nghe tôi nhắc tới việc đến trường.

Là sinh viên của trường ĐH được coi là hàng đầu của Việt Nam nhưng cô em họ tôi rất không thường xuyên đến trường. Cô hay ở nhà kinh doanh online, đọc sách hoặc tham gia các khóa học ngắn ngày ở các trường dạy doanh nhân. Ước mơ mà ngày đêm cô ấp ủ là trở thành nhà điều hành hiệu quả của một doanh nghiệp có mạng lưới kinh doanh toàn cầu. Chính vì thế, cô thường tính toán kỹ cho việc học gì, làm gì để đẩy nhanh tiến trình hiện thực hóa giấc mơ. Cứ rảnh ra chút nào là cô lại chúi đầu luyện tiếng Anh và tìm đọc hầu hết những cuốn sách quản trị thuộc dạng best seller của thế giới.

Cô cho biết với mỗi môn học ở trường, cô thường đến lớp đầy đủ trong những buổi đầu để cảm nhận về chất lượng giảng dạy của các thầy. Với những môn học cần thiết và thầy giảng hay, cô sẽ không bỏ buổi nào kể cả bị ốm. Nhưng với những môn “xa lạ” hoặc thầy “chẳng có gì hấp dẫn”, cô sẽ tìm cách xin nghỉ để dành thời gian tự đọc sách hoặc học qua công việc. Chẳng hạn, với môn kỹ năng quản lý, sau vài buổi học là cô xin nghỉ luôn. Theo cô, với những môn kỹ năng này, sinh viên quản trị cần được học những kiến thức thực tiễn từ các doanh nhân hay chuyên gia giàu kinh nghiệm. Sinh viên cần được học cách xử lý những tình huống thật đang diễn ra tại các doanh nghiệp để rèn luyện kỹ năng quản lý cho mình. Còn kiến thức lý thuyết chỉ nên dùng để đối chiếu, phân tích, chứ không cần phải giảng nhiều.

Nghe cô em họ nói chuyện, tôi giật mình nhớ lại con số hơn 160.000 người có trình độ ĐH trở lên đang bị thất nghiệp. Liệu có phải vì những người thầy như em nói đã khiến cho “chất lượng đào tạo trong các trường ĐH và CĐ chưa cao nên lao động mới tốt nghiệp không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các cơ quan, doanh nghiệp”? (trích từ báo cáo của Tổng cục Thống kê quý I/2014)

Và khi nhìn lại những mối quan hệ của mình, tôi chợt nhận ra không phải chỉ có trường của cô em họ tôi mà còn có rất nhiều trường cũng đang vướng vào “nghịch lý nghề thầy” như vậy. Tôi biết một thầy đang dạy kỹ năng viết báo ở Học viện Báo chí, đã hơn chục năm nay không có một bài viết nào được đăng trên báo. Thầy chỉ có vài bài được đăng từ thuở “ơ kìa”. Trong khi đó, báo chí Việt Nam đã tiến những bước rất xa, đặc biệt là báo mạng. Văn hóa đọc của người dân, đặc biệt là lớp trẻ, cũng đã có thay đổi đến chóng mặt. Thế nhưng thầy vẫn dạy giáo trình đó, cách viết đó, phương pháp khai thác như xưa… thì thử hỏi, sinh viên của thầy liệu có đuổi kịp với thực tế?

Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở các trường kỹ thuật. Có những giảng viên dạy môn lập trình nhưng chưa hề tạo nên một sản phẩm phần mềm nào cả. Có thầy giảng về xây dựng nhưng tới hàng chục năm rồi chưa đến công trình, không biết dân công trình giờ làm việc, sử dụng máy móc thế nào?

Tôi cũng nhớ lại câu nói của tác giả “Thế giới phẳng” Thomas Freidman mà tôi đã có dịp giao lưu trực tiếp tại Viện Quản trị Kinh doanh FSB năm ngoái: “Các nhà tuyển dụng cần gì ở sinh viên mới tốt nghiệp? Họ không cần những thứ bạn đã có trong đầu mà họ cần bạn làm được những gì với những tri thức mà bạn đã học. Bởi vì ngày nay, Google đã giúp giải đáp gần như tất cả các câu hỏi. Việc họ cần là những giá trị mà các bạn tạo ra được”.

Tôi đọc được tin nhắn từ một anh bạn làm giám đốc khối đào tạo liên kết quốc tế của một trường ĐH: “Xu hướng thế kỷ 21- Skill is the King” (kỹ năng là Vua). Hẳn rồi, trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, khi tri thức luôn hiện trên mỗi đầu ngón tay thì cái cần nhất với sinh viên để vào đời là những kỹ năng, bởi có kỹ năng các em mới có thể tạo nên được giá trị từ những tri thức hiện có của thế giới.

Và tôi lại nhớ tới lời của thầy hiệu trưởng trẻ nhất Việt Nam - TS Đàm Quang Minh - nói về quan điểm giảng dạy: “Nếu thầy mà chưa từng điều hành kinh doanh thì không nên dạy các em quản trị doanh nghiệp. Nếu thầy chưa từng viết phần mềm nào thì không nên hướng dẫn sinh viên sản xuất ra một ứng dụng”. Có lẽ, đã đến lúc, các trường ĐH, nên giảm bớt các giảng viên lý thuyết và bổ sung thêm giảng viên chuyên gia giàu trải nghiệm. Có như vậy, các em mới có thể hiểu về nghề sâu hơn, được rèn luyện kỹ năng tốt hơn để vững tin bước vào nghề.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo