Sinh viên Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội thực hành tại doanh nghiệp. Ảnh: thanhgiong.vn
GS-TS Sử Đình Thành, Hiệu trưởng Trường ĐH kinh tế TP HCM, cho biết đào tạo luân phiên là mô hình đào tạo kết hợp giữa nhà trường với doanh nghiệp, trong đó nhà trường dạy lý thuyết, doanh nghiệp dạy thực hành… doanh nghiệp tuyển dụng sẽ đánh giá hiệu quả.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, TS Lê Trung Chơn (Trường ĐH Bách khoa- thành viên ĐHQG TP HCM)- người cùng tham gia hội thảo cho biết không có vấn đề gì về mặt pháp lý khi triển khai mô hình đào tạo luân phiên. Tuy nhiên, phụ thuộc rất nhiều vào thiết kế chương trình đào tạo. Cụ thể là cần thiết kế một chương trình đào tạo phù hợp để sinh viên vừa học tập tại trường và thực hành tại doanh nghiệp. Việc thiết kế chương trình đào tạo luân phiên không khó, mọi thứ tùy thuộc vào triết lý đào tạo của nhà trường mà mỗi trường có cách tiếp cận khác nhau. Việc thiết kế chương trình không khéo sẽ thành đào tạo nghề chứ không phải đào tạo cử nhân, kỹ sư!
Hội thảo chủ đề "Phát triển mô hình đào tạo luân phiên" tại Việt Nam tập trung vào các chủ đề: Khả năng điều chỉnh chương trình đào tạo; Mô hình đào tạo luân phiên và khuôn khổ pháp lý; Hợp tác khu vực và quốc tế trong phát triển mô hình đào tạo luân phiên…
Bình luận (0)