xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chọn ngành du học: Chìa khóa thành công

Bài và ảnh: Phong Lan

Vượt qua rào cản về tiếng Anh, kiếm đủ chi phí nhưng để du học thành công, điều quan trọng là phải chọn đúng ngành phù hợp bản thân

“Chọn ngành rất quan trọng đối với du học sinh để có thể theo đuổi suốt 3-4 năm học hoặc học lên cao hơn sau này”. Bà Bùi Thị Như Huyền, Trưởng Văn phòng Đại diện ĐH Swinburne - Úc tại Việt Nam, có lời khuyên như vậy đối với các học sinh đang có kế hoạch du học. Theo bà Huyền, đã có vài trường hợp chọn không đúng ngành, dẫn đến chán nản, bỏ học, rất lãng phí thời gian, tài chính của gia đình.

Chọn ngành dựa vào sở thích

Lê Nữ Cẩm Lệ, du học sinh tại ĐH Newcastle - Anh, cho rằng việc chọn trường quan trọng nhưng quan trọng hơn là việc chọn ngành. Trong đó, cần xem xếp hạng của ngành mình học, tìm hiểu chương trình gồm các môn gì, những vấn đề sẽ tìm hiểu trong môn học đó. Để có thể thành công, trước hết, bạn phải chọn đúng ngành học phù hợp với khả năng và sở thích. Bạn có thể tìm lời khuyên từ các anh chị, người thân đã học chương trình này, kết hợp với thông tin từ các nguồn tham khảo như sách báo, internet.

 

Nhờ chuyên gia tư vấn khi chọn ngành là việc làm cần thiết. Trong ảnh: Học sinh tham gia triển lãm du học New Zealand năm 2013
Nhờ chuyên gia tư vấn khi chọn ngành là việc làm cần thiết. Trong ảnh: Học sinh tham gia triển lãm du học New Zealand năm 2013

Còn Nguyễn Trí Hiếu, Trường John Leggott College - Anh, khuyên rằng nên tiếp cận các chuyên viên tư vấn nghề nghiệp ở các trường ĐH để thu nhận kinh nghiệm từ những người chuyên nghiệp. Các chuyên gia hướng nghiệp cũng đưa ra một số “phép thử” để học sinh tự soi rọi lại mình xem phù hợp với ngành nào. Đó là cách xem đề cương bài giảng, các bài tập về nhà, sách, các điều kiện cần thiết để theo ngành học…

Các chuyên gia hướng nghiệp cho rằng một khi các tài liệu đó không hấp dẫn được bạn hoặc nếu bắt đầu ngập ngừng khi đọc danh mục khóa học, có lẽ tốt nhất bạn nên loại ngành đó ra khỏi danh sách các ngành định chọn. Tiếp xúc với các chuyên gia về các lĩnh vực mà bạn quan tâm cũng là cách khôn ngoan. Khi đó, bạn sẽ biết được chính xác nghề nghiệp đó đòi hỏi điều gì và liên quan đến ngành học như thế nào.

Ngoài ra, nếu vẫn còn phân vân, bạn có thể thử xem mình phù hợp ngành nào bằng khóa học đại cương. Trong đó, đừng chỉ chọn những môn dễ nhất, hãy chọn những môn hấp dẫn bạn.

Lưu ý nhu cầu thị trường

Tham khảo nhu cầu của thị trường lao động cũng là một việc cần lưu ý khi chọn ngành. Huỳnh Anh Vũ, cựu du học sinh tại ĐH Swinburne - Úc, cho biết: “Nếu du học sinh có ý định làm việc ở nước ngoài khi học xong, cần lưu ý nhu cầu lao động của nước sở tại để cân nhắc chọn ngành. Ví dụ tại Úc, trong nhóm ngành kinh tế thì chỉ ngành kế toán đang có nhu cầu; còn ngành marketing hoặc quản trị thì người Úc học đông, mình ra trường phải cạnh tranh nhiều với họ về chỗ làm”.

Theo bạn Hồng Hạnh, cựu du học sinh tại New Zealand, nếu du học ngành kế toán thì dễ xin việc ở nước này vì nhu cầu đang có. Ngoài ra, điểm mạnh của học sinh Việt Nam là giỏi tính toán, đi vào các vấn đề chi tiết. Vì thế, nếu lựa chọn đúng ngành cần tố chất đó, bạn có  thế mạnh để cạnh tranh với người bản xứ khi tìm việc sau này.

“Đừng chọn ngành đơn giản chỉ vì bạn nghĩ đó là ngành có thể kiếm nhiều tiền hoặc là ngành thời thượng hay tất cả bạn bè đều theo học khóa này. Chọn ngành phù hợp sẽ giúp bạn giữ được đam mê và thích thú trong quá trình học tập cũng như thành công sau này” - Thanh Minh, du học sinh tại Anh, khuyên.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo