xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chọn ngành trước, chọn trường sau

Thạc sĩ Trần Đình Lý (Trường ĐH Nông Lâm TPHCM)

Điều quan trọng của thí sinh khi chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa ĐH, CĐ là phải bắt đầu từ sở thích - sở trường - năng khiếu

 

Cứ vào tháng 2, một lần nữa những câu hỏi băn khoăn, trăn trở của các em học sinh lại đến. Việc chọn ngành, nghề của thí sinh lẽ ra phải từ rất sớm chứ không phải ngay trước kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ... Nhưng các em vẫn như bao thế hệ đàn anh đi trước, vẫn chưa thực sự am hiểu về ngành nghề, về trường mà mình sẽ chọn dự thi như thế nào. Các em vẫn cứ chuẩn bị cho kỳ thi quyết định cuộc đời mình trong sự lo âu. Trong khi việc chọn nghề là cực kỳ quan trọng, nếu sai lầm sẽ dẫn đến lãng phí rất lớn cho bản thân, gia đình và xã hội.

 

Tiêu chí đầu tiên: Sở thích nghề nghiệp

 

Việc thi vào ngành nghề nào, trường nào, ở đâu, có thể nói có nhiều tiêu chí lựa chọn. Tiêu chí nào cũng có cơ sở. Khi đã có “cơ sở lý luận và thực tiễn” để lựa chọn rồi thì thường là thí sinh hài lòng về quyết định của mình. Tuy nhiên, sự hài lòng này dài hay ngắn, có bền vững hay không là do chính bản thân các em. Theo tôi, chọn ngành, nghề theo sở thích, sở trường, nguyện vọng của chính các em mới là bền vững! Xuất phát điểm của thí sinh khi chuẩn bị vào ngưỡng cửa ĐH, CĐ phải là sở thích - sở trường - năng khiếu. Đó mới là điều quan trọng và cốt lõi! Nếu việc chọn lựa này xuất phát từ sở thích, nguyện vọng của mình thì thường sẽ bền vững hơn.  Xác định được điều quan trọng này sẽ có ý nghĩa đối với cả cuộc đời hơn là tìm câu trả lời cho câu hỏi về tỉ lệ chọi ngành đó bao nhiêu? Việc chọn ngành không phù hợp ảnh hưởng rất lớn đối với  việc học hành và công việc của các thí sinh sau này.

img
Học sinh đặt câu hỏi với Ban Tư vấn tuyển sinh của Báo Người Lao Động năm 2008. Ảnh: N.HỮU

Các em nên trắc nghiệm sở thích, sở trường để biết xem nguyện vọng của mình có bị “ngộ nhận” hay không? Tôi thấy lý thuyết Holland (6 nhóm sở thích ứng với nghề nghiệp) về chọn nghề cũng là một nguồn tham khảo để trắc nghiệm khá tốt.

 

Biết người biết ta

 

Sau khi đã chọn ngành, nghề theo sở thích nghề nghiệp, thí sinh cũng  cần tìm hiểu nhu cầu việc làm của ngành này. Đồng thời, nên lượng sức mình để chọn thi vào những trường có cơ hội trúng tuyển. Để làm việc này, thí sinh phải lưu ý tìm hiểu kỹ càng về những vấn đề liên quan đến kỳ tuyển sinh năm nay, có những điểm mới nào so với trước đây... Một kênh tham khảo không nên bỏ qua là điểm chuẩn 3 năm liên tục của ngành định dự thi để chọn trường cho phù hợp sức học.

Có nhiều em muốn thử sức mình hoặc muốn dự thi trường tốp trên, vì nếu có rớt thì cũng... oai. Lời khuyên của tôi là hãy thực tế, hãy là chính mình! Thử thách cũng tốt nhưng đừng có phiêu lưu và đừng để trả giá!

5 bước chọn ngành

Theo TS Hồ Thiệu Hùng, nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, trước khi đăng ký dự thi ĐH, CĐ, thí sinh cần lưu ý: Nghề đó đòi hỏi con người ra sao, có những phẩm chất, năng lực gì? Tự hỏi bản thân mình có những phẩm chất gì, năng lực, sức học, sở thích nghề nghiệp gì? Đồng thời tìm hiểu nhu cầu xã hội về nghề đó ra sao? Trường đào tạo ngành nghề mình định chọn có tiềm lực về nghiên cứu khoa học, về cơ sở vật chất, trang thiết bị thế nào, khả năng trúng tuyển. Cuối cùng là thu nhập của ngành nghề đó.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo