xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cởi trói để giáo viên sáng tạo

Hoàng Thị Thu Hiền (Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong TP HCM)

Sáng tạo để truyền cảm hứng cho học sinh thay vì những bài giảng khô cứng theo lối mòn giáo án là ước muốn của nhiều nhà giáo tâm huyết

Ngày tôi mới ra trường, bao nhiêu bỡ ngỡ, cứ loay hoay làm sao cho kịp chương trình và soạn giáo án đúng theo yêu cầu sách hướng dẫn giảng dạy của Bộ Giáo dục và Đào tạo - vốn được giáo viên (GV) coi là khuôn vàng thước ngọc.

Khơi dậy ngọn lửa đam mê

Tuy nhiên, GV chúng tôi đã nhận ra chương trình có quá nhiều bất cập. Có rất nhiều bài cô trò đều yêu thích, tâm đắc thì chỉ một tiết, còn những bài không mấy giá trị thì tới 2 tiết. Và cũng có những bài không hiểu vì sao người soạn sách lại đưa vào. Bởi thế, nhiều hôm dạy xong chán với chính mình.

 

Cô Hoàng Thị Thu Hiền trong một tiết dạy văn tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong  Ảnh: TẤN THẠNH
Cô Hoàng Thị Thu Hiền trong một tiết dạy văn tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong Ảnh: TẤN THẠNH

 

Tôi tâm sự với thầy về những điều mình băn khoăn. Ba mươi năm đã trôi qua nhưng những lời của thầy tôi vẫn khắc cốt ghi tâm: “Con hãy nhớ rằng GV lên lớp giống như vị tướng trên mặt trận, tùy vào hoàn cảnh mà tiến hay lui và lựa chọn cách đánh như thế nào. Không nhất thiết phải tuân theo những gì đã soạn sẵn. Đừng sợ bị cháy giáo án mà quan trọng học sinh (HS) tiếp nhận kiến thức như thế nào, có được gì mới sau tiết dạy của mình và phải biết khơi dậy ở các em ngọn lửa đam mê bằng thực tế ở trên lớp. Sau một tiết thao giảng, nếu học trò nói: “Hôm nay cô dạy hay quá” thì có nghĩa là con đã thất bại. Có người kiểm tra thì làm tốt, không có người kiểm tra thì làm dở. Điều đó rất nguy hiểm, trò sẽ theo gương thầy làm những điều gian dối về sau”.

Thầy cho rằng danh hiệu cao quý nhất, bằng khen cao quý nhất của người giáo viên là sự tôn vinh và yêu quý của HS. “Chỉ có trực tiếp giảng dạy, tiếp xúc hằng ngày với HS trên lớp con mới cảm nhận hết niềm hạnh phúc của nghề. Học trò mới là sự nghiệp của nghề giáo” - thầy nói.

Người đã dạy tôi điều đó là thầy Lê Đình Phi, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Huế. Những học trò đã được thầy dạy, trong đó có nhiều nhà khoa học, nhà giáo tên tuổi, về sau đều khắc sâu dấu ấn của thầy trong tim.

Bớt thủ tục “hành là chính”

Một thực tế phi lý hiện nay là GV đang bị bắt buộc phải làm quá nhiều sổ sách, giấy tờ, báo cáo… Kết quả lao động của một GV không phải là ở những thứ sổ “bà rằn” ấy, càng không phải ở giáo án bắt phải phân chia đúng 3 cột (nội dung - phương pháp - kết quả cần đạt) như một số vị hiệu trưởng đã đề ra.

Điều quan trọng nhất là cái tâm với nghề, kỹ năng sư phạm của GV trên lớp. Điều này thì không giáo án và sổ sách nào có thể ghi được. Cô Nguyễn Thị Thu Cúc, Hiệu trưởng Trường THPT Gia Định (TP HCM), đã rất đúng khi chủ trương không kiểm tra giáo án của GV mà chỉ kiểm tra đánh giá thực tế giờ dạy trên lớp. Những thủ tục “hành là chính” ấy đáng lẽ phải được bỏ từ lâu. Đó cũng là một trong những lý do làm cho nền giáo dục yếu kém, giết niềm đam mê và sự sáng tạo của GV.

Trong thực tế đã có GV bị hạ bậc thi đua vì những lý do rất nhỏ: ghi sai cột điểm, giáo án không đúng quy định, thiếu sổ ghi chép… và hội đồng thi đua đã vì những lý do đó mà phủ nhận tất cả công sức phấn đấu của họ suốt năm. GV giỏi là người giảng bài hấp dẫn, giúp HS lớn lên về cả tâm hồn và trí tuệ, được HS kính trọng, phụ huynh yêu mến, tin tưởng chứ không phải là sổ sách đẹp, báo cáo hay.

Xin những nhà quản lý hãy giải phóng cho GV khỏi những thủ tục hành chính rườm rà để họ có thời gian và tâm trí làm những điều lớn hơn, có ý nghĩa hơn cho HS của mình.

 

Đổi mới phương pháp giảng dạy

Hoạt động dạy học của GV không phải là sự truyền đạt kiến thức một chiều mà chính là rèn luyện tư duy sáng tạo của người học, khơi gợi niềm say mê yêu thích môn học bằng thực tế. Tuy nhiên, làm được điều này không dễ.

Với môn lịch sử ở bậc THPT, chương trình khối 10, 11 ít rơi vào nội dung đề thi tốt nghiệp THPT và thi ĐH nên giáo viên có thể thiết kế bài giảng sinh động nhưng lên lớp12 thì rất khó bởi dạy học phải đáp ứng cho việc thi cử. Để dạy học thực sự là hoạt động sáng tạo, ngoài sự nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy của mỗi GV thì công tác thi cử, đánh giá cũng phải đổi mới theo hướng kiểm tra khả năng hiểu biết, vận dụng kiến thức của người học.

Đỗ Thị Thanh Thủy (Giáo viên Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, TP HCM)

Giảm áp lực điểm số

Ngữ văn là môn học có tính đặc thù, dạy HS biết cách cảm thụ những giá trị, vẻ đẹp của cuộc sống, con người qua những sáng tạo nghệ thuật độc đáo. Văn là đời, là người nên phải gắn liền với thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, hiện chúng tôi muốn đưa môn văn đến gần hơn với cuộc sống là điều không thể. Theo khung chương trình, tác phẩm văn học dù là kinh điển và bất hủ như Chí Phèo của nhà văn Nam Cao cũng chỉ học trong 2 tiết. Với thời gian đó thì sao có thể mở rộng, liên hệ với thực tế?

Do áp lực điểm số và những kỳ thi, dù muốn hay không, GV vẫn phải bảo đảm những kiến thức theo đúng yêu cầu của sách giáo khoa, sách hướng dẫn... Vì thế, tôi chỉ mong sao có thể giải tỏa bớt được phần nào những trói buộc mà GV phải đối diện.

Nguyễn Thị Hoàng Mai (Giáo viên Trường Phổ thông Năng khiếu, ĐHQG TP HCM)

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo