Phóng viên: Thưa PGS-TS Phan Thanh Bình, với các quyền tự chủ cao, ĐHQG TP HCM sẽ triển khai nghị định như thế nào để giải quyết các vấn đề của giáo dục hiện nay, trước hết là đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội. Quy trình thí điểm mở ngành có giải quyết được xung đột lợi ích giữa các trường khi cùng muốn mở một ngành học?
Tại ĐHQG TP HCM, các đơn vị mở ngành phải giải trình và trả lời phản biện trước hội đồng. Việc mở ngành theo mã số của ĐHQG. Tuy nhiên, để mở một ngành học mới, các trường phải chứng minh được trường phái đào tạo riêng dựa trên thế mạnh và truyền thống của trường đó. Ví dụ: Ngành công nghệ môi trường tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên đào tạo theo hướng nghiên cứu cơ bản về khoa học môi trường thì tại Trường ĐH Bách khoa đào tạo theo hướng ứng dụng khoa học công nghệ để xử lý các vấn đề về môi trường, tại Viện Môi trường và Tài nguyên đào tạo theo hướng xử lý công nghệ môi trường trong thực tế... Chúng tôi có một quy trình mở ngành khá chặt chẽ và các đơn vị thành viên đều hiểu điều này.
ĐHQG TP HCM là ĐH đa ngành với định hướng nghiên cứu khoa học (NCKH), vậy nghị định này có vai trò pháp lý như thế nào để giải quyết các vấn đề về NCKH?
trong chương trình Đưa trường học đến thí sinh năm 2013 do Báo Người Lao Động tổ chức Ảnh:TẤN THẠNH
Mức lương của một giảng viên học vị tiến sĩ từ nước ngoài về tại Trường ĐH Bách khoa hiện chỉ 3 triệu đồng/tháng, nếu tính cả phụ cấp và giờ dạy thì thu nhập ở mức 5-7 triệu đồng/tháng. Theo PGS, tự chủ tài chính sẽ giải quyết vấn đề tiền lương cho giảng viên như thế nào để họ đủ sống?
- Đây là câu hỏi khó và khiến tôi lúng túng. Nghị định cho phép ĐHQG được quyền tự chủ cao nhưng “tự chủ cao” ra sao, cao thế nào thì chưa được làm rõ. Do đó, tôi đang chờ những thông tư hướng dẫn cụ thể hơn. Hiện ĐHQG TP HCM có 4 nguồn thu gồm nguồn đầu tư nhà nước, nguồn học phí, nguồn tự làm ra, nguồn tài trợ và vận động. Nguồn đầu tư nhà nước ổn định với mức đầu tư khoảng 500 tỉ đồng/năm để xây dựng cơ bản cho toàn bộ ĐHQG TP HCM. Nguồn thu học phí theo khung nhà nước ở mức thu 4-4,5 triệu đồng/sinh viên/năm. Nguồn chúng tôi tự làm ra từ việc chuyển giao NCKH khoảng 150 tỉ đồng/năm, nguồn thu này rõ ràng không cao vì việc đưa sản phẩm từ phòng thí nghiệm ra doanh nghiệp là một quá trình khó. Các nguồn còn lại, chúng tôi vận động để xây dựng quỹ phát triển.
Hiện Trường ĐH Quốc tế đã có cơ chế tài chính đặc thù với mức học phí khoảng 1.500 USD/năm nhưng vẫn thu hút được học sinh giỏi khi điểm chuẩn các ngành từ 18 điểm trở lên. Thu nhập của giảng viên ở trường này tương đối tốt. Do đó, chúng tôi sẽ xem xét mở rộng mô hình này. Tự chủ tài chính hiện vẫn chưa rõ sẽ theo quy định nào. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ phải xem xét tăng thu nhập cho các giảng viên với nguyên tắc đồng lương phải đi kèm với trách nhiệm và hiệu quả công việc.
Với nghị định này, ĐHQG TP HCM trong vai trò tiên phong sẽ làm gì để góp phần thay đổi căn bản và toàn diện giáo dục ĐH? PGS có nghĩ giáo dục ĐH Việt Nam sẽ khởi sắc sau nghị định này?
- Chúng tôi đã xây dựng “Đề án thí điểm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục ĐH tại ĐHQG TP HCM” để xin Chính phủ, các bộ, ngành trung ương cho phép ĐHQG TP HCM thí điểm đổi mới giáo dục ở 5 nội dung lớn: Thứ nhất, đổi mới phương thức quản trị ĐH. Thứ hai, đổi mới đào tạo theo những chuẩn mực tiên tiến sát hợp với điều kiện Việt Nam. Thứ ba, thực hiện các NCKH phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại các vùng trọng điểm, thông qua đó xây dựng và phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh, các trung tâm xuất sắc cho các lĩnh vực đào tạo nghiên cứu. Thứ tư, phát huy mạnh mẽ cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mô hình ĐHQG. Thứ năm, hình thành các nhóm tư vấn chính sách với nhiệm vụ trọng tâm là đi tiên phong trong lĩnh vực kiểm định, đánh giá chất lượng đào tạo...
Đổi mới tuyển sinh PGS-TS Phan Thanh Bình cho biết ĐHQG TP HCM đã xây dựng đề án đổi mới tuyển sinh ĐH và sau ĐH giai đoạn 2012-2015 để từng bước cải tiến, tiến đến áp dụng phương thức tuyển sinh hiện đại, tiên tiến tương tự các nước hàng đầu trên thế giới thể hiện được quy trình và công nghệ đăng ký xét tuyển thống nhất cho toàn ĐHQG TP HCM; tiêu chí đánh giá và ngân hàng câu hỏi đánh giá năng lực bổ sung (lập luận logic, tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề...) của thí sinh; tăng cường liên thông các chương trình đào tạo các trình độ. Theo đó, ĐHQG TP HCM sẽ thành lập các trung tâm kiểm tra chuyên môn để tiến hành các kỳ thi đánh giá năng lực và cấp chứng chỉ đạt chuẩn cho thí sinh, sau đó dựa trên kết quả này, các trường có thí sinh đăng ký xét tuyển sẽ tiếp tục kiểm tra các yêu cầu kiến thức, kỹ năng phù hợp với ngành học. “Trường nào cũng muốn chọn học sinh giỏi nhưng quan điểm của ĐHQG TP HCM là nghiên cứu cách tuyển sinh phù hợp, không quá nặng nề” - ông Bình nói. |
Bình luận (0)