xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hạ chuẩn vẫn thiếu giáo viên

YẾN ANH

Thiếu nghiêm trọng giáo viên tiếng Anh đạt chuẩn đang khiến cho Bộ GD-ĐT đau đầu khi triển khai đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”

Theo đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020” của Bộ GD-ĐT, đến năm 2015-2016 có khoảng 70% số lượng học sinh lớp 3 học ngoại ngữ theo chương trình mới và đạt 100% vào năm học 2018 - 2019.

Cầu nhiều, cung ít

Để thực hiện đề án trên, từ nay đến hết năm 2020, cả nước cần thêm 24.000 giáo viên tiếng Anh tiểu học, dự kiến kinh phí là 9.378 tỉ đồng. Tuy nhiên, chỉ sau một năm thí điểm, sự thiếu hụt về số lượng cũng như chất lượng giáo viên đã trở thành nỗi lo lắng của Bộ GD-ĐT khi yêu cầu mở rộng diện thí điểm đang được đặt ra.

Theo một khảo sát của Bộ GD-ĐT, trước năm học 2011-2012, chỉ có chưa đến 100 trong tổng số gần 150 giáo viên tiếng Anh tiểu học được khảo sát bảo đảm năng lực tiếng Anh (đạt trình độ B2, tương đương 500 điểm TOEFL). Thậm chí theo báo cáo của Sở GD-ĐT tỉnh Ninh Bình, cả tỉnh này chỉ có một giáo viên đạt trình độ B2.

Để đủ người dạy, các trường tiểu học đều phải thuê giáo viên bên ngoài. Nguồn giáo viên này rất đa dạng, có người tốt nghiệp ĐH, CĐ sư phạm nhưng cũng có những người học các trường ngoại ngữ, không có nghiệp vụ sư phạm. Hầu hết số giáo viên này đều không thể bảo đảm trình độ B2 như yêu cầu của Bộ GD-ĐT. Ông Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cũng thừa nhận các trường tiểu học gặp nhiều khó khăn trong tuyển dụng giáo viên tiếng Anh vì chưa có chỉ tiêu biên chế, chế độ tiền lương, thù lao cho giáo viên tiếng Anh thấp.

Điều chỉnh đề án để bảo đảm chất lượng

Để có thể tiếp tục triển khai thí điểm chương trình, Bộ GD-ĐT không còn cách nào khác là phải “hạ chuẩn” giáo viên từ trình độ B2 xuống B1 với điều kiện cuối năm học, giáo viên phải tự bồi dưỡng nâng cao trình độ để đạt được mức B2. Tuy nhiên, hiệu trưởng một trường tiểu học đóng tại quận Cầu Giấy, Hà Nội cho rằng rất khó làm được điều này. Trường chỉ có một giáo viên tiếng Anh, thời gian dạy trên lớp dày đặc nên không còn thời gian để tự bồi dưỡng.

Đầu tháng 3-2012, Bộ GD-ĐT đã có văn bản yêu cầu các sở GD-ĐT gửi báo cáo rà soát, đánh giá kết quả dạy thí điểm và triển khai đại trà môn tiếng Anh tiểu học. Tuy nhiên, ông Lê Tiến Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, cho biết các báo cáo này phải chờ tới hết năm học mới gửi về bộ. Ông Thành cho rằng mỗi địa phương cần xây dựng một kế hoạch giảng dạy tiếng Anh với lộ trình riêng cho địa phương mình, làm sao đến năm 2018-2020 có 100% học sinh lớp 3 được học tiếng Anh.

Không chạy theo quy mô

Bên lề một hội nghị triển khai chương trình tiếng Anh tiểu học, ông Nguyễn Vinh Hiển cho rằng khó khăn về lương, chính sách là khó khăn chung; biên chế do các địa phương giải quyết. Một số giáo viên chưa vào biên chế, trong quá trình triển khai đề án sẽ được tuyển dụng dần. Bộ GD-ĐT quyết định điều chỉnh chủ trương cũng như tiến độ thực hiện đề án theo phương châm vì chất lượng chứ không chạy theo quy mô. Chủ trương của Bộ GD-ĐT hiện nay là nơi nào có đủ điều kiện thì mới triển khai đề án, nơi nào chưa có thì tích cực chuẩn bị.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo