xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hoàng Sa, Trường Sa vào đề thi địa lý, thí sinh thích thú

Yến Anh - B. Vân - Đ. Trinh

(NLĐO) - Sáng 9-7, hơn 575.000 thí sinh trên cả nước đã hoàn thành môn thi đầu tiên, kỳ thi tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ 2014 với các khối B, C, D và các khối năng khiếu.

 

img

 

Theo ghi nhận của phóng viên tại Hội đồng thi Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, không ít thí sinh ra khỏi phòng thi khá sớm với gương mặt rạng rỡ vì làm được bài. Theo đánh giá của nhiều thí sinh, đề thi địa lý năm nay khá dễ với hai câu hỏi liên quan đến biển đảo. 

Thí sinh Phạm Thị Hoài (Lạng Sơn) cho hay trong đề thi có câu hỏi: “Trình bày vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Việc đánh bắt hải sản của ngư dân nước ta ở ngư trường quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa có ý nghĩa như thế nào về an ninh quốc phòng?”. Em cho rằng câu hỏi này rất hay và vừa sức với thí sinh vì đây là vấn đề thời sự được cả xã hội quan tâm suốt mấy tháng nay. Thí sinh Hoài cũng cho biết thêm ngay từ kỳ thi tốt nghiệp THPT, em đã được các giáo viên lưu ý nội dung này khi làm bài.

Thí sinh Nguyễn Ngọc Khánh (Hà Nội) dự thi vào trường ĐH Luật Hà Nội cũng cho rằng đề thi năm nay khá dễ. “Đề thi không đánh đố thí sinh và có hai câu liên quan đến vấn đề biển đảo, không có phần chung phần riêng như những năm trước nên mọi người trong phòng em đều làm khá thoải mái” – Khánh cho biết. Em cũng tự tin dự đoán sẽ được 7-8 điểm với đề thi rất thời sự này.

Bà Vân Chi, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Văn hóa Hà Nội cho biết rất ủng hộ cách ra đề mở của Bộ GD-ĐT. Bà Chi cho rằng cách ra đề này không chỉ hạn chế tình trạng học thuộc lòng cũng như quay cóp của thí sinh đối với các môn xã hội mà còn phát huy sự sáng tạo của thí sinh vì  học sinh Việt Nam rất yếu việc gắn kết thực tế.

Tại Đà Nẵng, thí sinh Nguyễn Thị Hồng Nhi (HĐT Trường Tiểu học Kim Đồng, dự thi vào Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng) cho biết em đã dự đoán được câu 1 của đề thi sẽ xoáy vào phần biển đảo.

“Mặc dù biết trước nhưng do không nắm chắc lắm về các kiến thức xã hội nên em nghĩ câu 1 của em vẫn chưa chắc lắm. Thầy cô giảng bài đều đã nói nhiều về vấn đề biển đảo và liên hệ thực tế. Bản thân em cũng xem thời sự nhiều nhưng khi đọc câu hỏi thì hơi lúng túng. Em đã phân tích và đưa ra ví dụ về việc Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép ở vùng biển nước ta và những ngư dân can trường ra Hoàng Sa đánh bắt để thấy rõ vai trò của họ trong việc giữ an ninh quốc phòng của nước nhà” – Nhi cho biết.

Còn thí sinh Nguyễn Thị Phượng thì cho rằng đề địa năm nay khá dễ đối với thí sinh có học lực khá. Câu vẽ biểu đồ cũng không quá đánh đố so với năm trước. Ngoài ra, việc đưa vấn đề biển đảo, đánh bắt xa bờ đã là dự đoán của hầu hết thí sinh. “Đề thi không khó nhưng nếu nắm kiến thức toàn diện, am hiểu xã hội nhiều thì chắc thí sinh sẽ được điểm cao” – Phượng cho biết.

Đánh giá về đề toán khối B, thí sinh Trần Thị Kim (dự thi vào Trường ĐH Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng) cho rằng đề tương đối dễ so với các thí sinh nắm vững kiến thức. Chỉ có 3 câu cuối là ở dạng phân loại thí sinh khá giỏi.

Còn tại TP HCM, các thí sinh cho biết đề thi mang tính thời sự, đó là chủ đề về biển đảo nên không có nhiều bất ngờ. "Bất ngờ nhất với em là câu hỏi về tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp. Câu hỏi này đòi hỏi phải có kiến thức thực tế, theo dõi báo chí thời gian vừa qua mới có thể làm tốt được" - thí sinh Phan Thanh Vân dự thi vào Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP HCM cho biết.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo