xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hỏi hay, trả lời thiết thực

NHÓM PHÓNG VIÊN

Hơn 100 câu hỏi “nóng” của thí sinh và phụ huynh đã được các chuyên gia tư vấn, hướng nghiệp giải đáp ngay trong buổi giao lưu trực tuyến khởi động chương trình Đưa trường học đến thí sinh 2013 của Báo Người Lao Động

Buổi giao lưu trực tuyến chủ đề “Điểm mới tuyển sinh ĐH - CĐ 2013; gợi mở chọn trường, chọn ngành” do Báo Người Lao Động phối hợp với Trường ĐH Kinh tế Tài chính TPHCM (UEF) tổ chức chiều 22-1 đã thu hút hơn 100 câu hỏi. Do buổi giao lưu trực tuyến được tổ chức ngay sau khi Bộ GD-ĐT kết thúc hội nghị tuyển sinh ĐH - CĐ năm 2013 nên rất nhiều câu hỏi quan tâm đến những điểm mới trong kỳ tuyển sinh năm nay.
 
img
TS Nguyễn Đức Nghĩa (bìa phải) đang trả lời trực tuyến
Ảnh: TẤN THẠNH

Kinh tế vẫn nhiều cơ hội

Một thí sinh hỏi: “Bộ GD-ĐT có ngưng tuyển sinh các ngành quản trị kinh doanh, tài chính, ngân hàng, kế toán? Ngoài điểm mới khối N, H không thi môn văn, còn những điểm mới nào khác năm 2013?”, TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM, cho biết bộ không ngưng tuyển sinh các ngành nêu trên mà chỉ hạn chế mở thêm những ngành này ở những trường mới thành lập.
 
img
Các chuyên gia tuyển sinh trả lời trong buổi tư vấn trực tuyến tại Báo Người Lao Động vào chiều 22-1
Ảnh: TẤN THẠNH

TS Nguyễn Đức Nghĩa cũng lưu ý năm nay còn có thêm một số điểm mới như thời gian xét tuyển các nguyện vọng bổ sung dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 30-10 (thay vì ngày 30-11 như năm 2012), cách xác định điểm sàn cho từng khối thi sẽ được xem xét lại sao cho hợp lý sát thực tế và có tính khả thi hơn để các trường có thể tuyển đủ chỉ tiêu...

Rất nhiều câu hỏi của thí sinh băn khoăn về ngành kinh tế. Một thí sinh hỏi: “Năm nay, bộ đã cắt giảm chỉ tiêu ở những ngành này, vậy em có nên chọn ngành kinh tế hay không, nếu em học UEF thì cơ hội việc làm ra sao?”. TS Dương Tấn Diệp, Phó Hiệu trưởng UEF, cho biết các công ty, ngân hàng và những định chế tài chính khác vẫn cần nguồn nhân lực có năng lực thực sự. Vấn đề tùy thuộc vào chất lượng đào tạo và kết quả học tập, rèn luyện của bản thân người học. Hơn nữa, bắt đầu học hôm nay thì phải tính đến nhu cầu xã hội ở 4 năm sau.
 
UEF đào tạo theo mô hình chất lượng cao, sinh viên ra trường đạt chuẩn tư duy, kiến thức, kỹ năng và thái độ đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp nên nhiều sinh viên được nhận vào làm việc ngay trong giai đoạn thực tập. TS Dương Tấn Diệp, Phó Hiệu trưởng UEF, cho biết thêm trường có chính sách học bổng dành cho học sinh giỏi. Chẳng hạn, trúng tuyển vào UEF từ 21 điểm trở lên sẽ nhận được học bổng toàn phần cho 4 năm học (trị giá khoảng 360 triệu đồng).

Quan tâm ngành nông lâm, kỹ thuật, sư phạm

TS Nguyễn Đức Nghĩa cho biết năm nay bộ khuyến khích các trường ĐH - CĐ thay đổi cơ cấu tuyển sinh - đào tạo theo hướng tăng chỉ tiêu tuyển sinh các ngành mà xã hội có nhu cầu cao về nhân lực thuộc nhóm ngành kỹ thuật, công nghệ, nông lâm, thủy sản, y dược, nghệ thuật… Nắm bắt được điểm mới này, nhiều câu hỏi đã quan tâm đến các lĩnh vực trên. Một thí sinh hỏi: “Hiện nay, cơ hội việc làm của ngành nào của Trường ĐH Nông Lâm TPHCM cao nhất?”.
 
TS Trần Đình Lý, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, cho biết nhóm ngành liên quan đến lĩnh vực nông lâm ngư đang được các doanh nghiệp đón nhận cao như nông học, thú y, công nghệ thực phẩm, chế biến lâm sản, công nghệ sinh học, thủy sản, môi trường, kinh tế nông lâm, cảnh quan kỹ thuật hoa viên...
 
Một thí sinh hỏi Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM có giảm học phí cho hệ sư phạm hay không? ThS Nguyễn Văn Long Giang, Phó trưởng Phòng Đào tạo của trường, cho biết: “Các em trúng tuyển và đăng ký vào các ngành đào tạo sư phạm kỹ thuật được miễn học phí theo quy định. Dự kiến năm 2013, trường có khoảng 400 chỉ tiêu đào tạo cho 9 ngành sư phạm kỹ thuật. ThS Huỳnh Tổ Hạp, Phó trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Sài Gòn, cũng cho biết năm nay trường tuyển thêm 2 ngành mới là ngành công  nghệ kỹ thuật điện, điện tử và công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông.
 
Chọn ngành xuất phát từ đam mê
Nhiều băn khoăn về chọn trường, chọn ngành cũng được các chuyên gia giải đáp cặn kẽ. Với câu hỏi: “Nên học ngành nào mà ra trường nhiều việc, lương cao? Thật sự, em không biết chọn ngành nào khi người ta nói nhiều ngành kinh tế thất nghiệp dài dài…”, TS Lê Thị Thanh Mai, Trưởng Ban Công tác sinh viên, ĐH Quốc gia TPHCM, chia sẻ: “Khi có niềm say mê trong lĩnh vực nào đó, chắc chắn ý tưởng sáng tạo sẽ đến, dựa trên nền kiến thức được học ở ĐH và cập nhật bổ sung liên tục, mình có thể chuyển các ý tưởng đó thành hiện thực, với nhiều sản phẩm có giá trị và như vậy, nhiều thứ sẽ mỉm cười với mình, không chỉ là thu nhập”. TS Trần Đình Lý cũng cho biết: “Nên lấy cái gốc là năng lực sở trường của mình để khám phá bản thân phù hợp với nghề gì. Sau đó, chọn ngành nào để có thể làm được nghề đó, tiếp theo là chọn trường nào có ngành phù hợp với sức học, sức thi, cuối cùng là chọn bậc học tương ứng với sức mình để thỏa nỗi đam mê đó.
 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo