xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lượng hóa đánh giá học sinh

Bài và ảnh: Yến Anh

Dự kiến việc đánh giá học sinh tiểu học sẽ được lượng hóa cụ thể theo các mức A, B, C, thay vì “đạt” và “không đạt” như năm học trước

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa công bố bản dự thảo Thông tư 30 sửa đổi về đánh giá học sinh tiểu học để lấy ý kiến trước khi ban hành chính thức.

Có 3 mức đánh giá học sinh

Nội dung sửa đổi quan trọng nhất của Dự thảo Thông tư 30 là thay vì đánh giá học sinh cuối năm “đạt” hay “không đạt” vốn gây băn khoăn, khó hiểu cho phụ huynh như trước đây, nay sẽ được lượng hóa cụ thể theo các mức A, B, C.

Hướng dẫn của Bộ GD-ĐT ghi rõ: Giữa và cuối kỳ, giáo viên căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên về chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học để đánh giá học sinh. Theo đó, học sinh đạt mức A phải bảo đảm các tiêu chí: nắm vững kiến thức, thành thạo kỹ năng, vận dụng linh hoạt kiến thức, kỹ năng, hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, hứng thú với môn học hoặc hoạt động giáo dục. Đối với năng lực, phẩm chất học sinh để được xếp loại A cần được giáo viên đánh giá có nhận thức đầy đủ, làm tốt, hứng thú, tự tin.

Học sinh tiểu học sẽ được đánh giá theo mức A, B, C
Học sinh tiểu học sẽ được đánh giá theo mức A, B, C

Học sinh được đánh giá mức B phải nắm được kiến thức, có kỹ năng, biết vận dụng kiến thức, kỹ năng, hoàn thành nhiệm vụ học tập môn học hoặc hoạt động giáo dục. Năng lực, phẩm chất học sinh được xếp mức B phải nhận thức được, làm được, chưa thật hứng thú, chưa thật tự tin.

Học sinh xếp mức C được dự thảo thông tư quy định là những em chưa nắm được kiến thức, thiếu hụt kỹ năng, chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập môn học và chưa nhận thức đầy đủ, chưa hứng thú, thiếu tự tin.

Theo Dự thảo Thông tư 30 sửa đổi, bên cạnh việc nhận xét thường xuyên bằng lời, bằng nhận xét trực tiếp, lượng hóa bằng A, B, C… thì vẫn giữ nguyên cách đánh giá kèm điểm số bằng các bài kiểm tra cuối kỳ, cuối năm như cũ. Riêng với học sinh lớp 4, lớp 5, mỗi năm sẽ có thêm 2 bài kiểm tra giữa kỳ môn toán và tiếng Việt lấy điểm.

Bỏ bớt sổ sách cho giáo viên

Bộ GD-ĐT giữ quy định đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, không dùng điểm số nhưng không quy định hằng tháng giáo viên phải ghi nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục. Thay vào đó, giáo viên được quyền chủ động khi nào nhận xét bằng lời, khi nào viết nhận xét vào vở hoặc sổ cá nhân cho phù hợp.

Đánh giá về học tập của học sinh, giáo viên dùng lời nói, ký hiệu, chỉ ra cho các em biết được chỗ đúng, chưa đúng, cách sửa chữa, biết những yêu cầu để nhớ, thực hiện. Giáo viên viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết để có biện pháp giúp đỡ kịp thời.

Cũng theo dự thảo, hồ sơ đánh giá cá nhân học sinh nay chỉ gồm học bạ và bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp. Bảng tổng hợp này thay thế hoàn toàn sổ theo dõi chất lượng giáo dục cũ. Giữa và cuối mỗi học kỳ, giáo viên chủ nhiệm ghi kết quả đánh giá từng học sinh vào bảng tổng hợp kết quả đánh giá. Bảng này sẽ được lưu giữ tại trường suốt thời gian học sinh theo học. Giáo viên có thêm cuốn sổ cá nhân để ghi chép, theo dõi sự tiến bộ của từng học sinh, trong đó lưu ý khả năng vượt trội hoặc nội dung chưa hoàn thành để cuối kỳ có đánh giá khách quan, công bằng.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học - Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Định cho biết qua 2 năm thực hiện Thông tư 30, điều mà giáo viên than phiền nhiều nhất là quy định hằng tháng phải ghi nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục. Vì thế, quy định mới sẽ giúp tháo gỡ các khó khăn cho nhà trường, giáo viên trong quá trình triển khai thực hiện.

Đánh giá về bản dự thảo này, bà Đỗ Thị Kim Loan - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Yên Hòa, TP Hà Nội - ghi nhận Bộ GD-ĐT đã lắng nghe nhiều ý kiến của giáo viên. Theo bà Loan, việc bỏ bớt sổ sách sẽ giúp giáo viên có nhiều thời gian hơn cho việc đầu tư vào bài giảng trên lớp. Thêm vào đó, cách đánh giá bằng các mức A, B, C cũng sẽ giúp phụ huynh nắm bắt được con em mình đang học tập ở mức độ nào.

Tránh “khen từng mặt”

Để tránh việc có trường ghi trong giấy khen là “khen từng mặt” như từng diễn ra, năm học tới dự kiến sẽ có 2 mức khen thưởng: “Học sinh hoàn thành xuất sắc” và “Học sinh hoàn thành tốt” các nội dung học tập, rèn luyện. Trong đó, học sinh hoàn thành xuất sắc phải có kết quả học tập được xếp loại A, bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn đạt 9 điểm trở lên. Học sinh hoàn thành tốt nội dung học tập và rèn luyện thì có ít nhất 50% các môn đạt loại A, các môn khác đạt loại B; năng lực, phẩm chất đạt mức A hoặc B và bài kiểm tra cuối năm các môn đạt 7 điểm trở lên.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo