xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngoảnh đi thì con dại, ngoảnh lại thì con khôn

THÙY VINH ghi

Sự việc một nhóm nữ sinh đánh bạn giữa công viên tại Hà Nội và một học sinh khi đi học bị trấn lột trên 100 triệu đồng tại TPHCM, khiến nhiều bạn đọc bày tỏ bức xúc. Theo các chuyên gia tâm lý, đây là hồi chuông cảnh báo cho gia đình, nhà trường và xã hội

GS Vũ Gia Hiền, Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng văn hóa du lịch, Liên hiệp các Hội Khoa học – Kỹ thuật VN:

Thiếu định hướng về lối sống


Các kênh truyền hình hiện thường xuyên chiếu những bộ phim có thiên hướng bạo lực, bên cạnh đó là game online cũng đầy rẫy tính bạo lực. Giới trẻ xem, chơi và bị tiêm nhiễm từ từ. Đến một lúc nào đó, chúng sẽ thể hiện bằng hành động giống như sự bùng nổ. Ngoài ra, một bộ phận giới trẻ ngày nay bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa cá nhân. Xã hội VN từ trước tới nay được xem là một xã hội vì cộng đồng, cá nhân trong đó vốn rất có ý thức bảo vệ, che chở lẫn nhau. Tuy nhiên, trước ảnh hưởng của lối sống phương Tây, từ gia đình đến mỗi cá nhân đều có xu hướng khẳng định cái tôi. Cái tôi gia đình thể hiện ở chỗ không muốn liên hệ với những gia đình xung quanh. Rồi biểu hiện cậy quyền, cậy tiền, cậy thế trong quan hệ cộng đồng đã diễn ra.

img
Các em thiếu nhi Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, Tân Bình - TPHCM trong giờ ra chơi. Ảnh: N.HỮU


Khi nhóm học sinh đánh bạn trong công viên, trước đông người như vậy mà người lớn không kịp thời can thiệp, theo tôi cũng là biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân. Sự thờ ơ trước nỗi đau của người khác, trước tai nạn của người khác thực sự là vấn đề nhức nhối. Chúng ta cần lên án điều này. Bên cạnh đó, cần phải nâng cao ý thức văn hóa cộng đồng, khẳng định cái ta. Mỗi gia đình cần có sự liên hệ thân thiết giữa các thành viên và có sự liên hệ với nhà bên cạnh, tạo sự kết nối, giao thoa. Cha mẹ cũng cần hướng cho giới trẻ biết sống vì người khác, tập hợp nhóm để giúp nhau học tập, sống vì nhau chứ không phải để khẳng định cái tôi, để trở thành “sao” trong tập thể.


Học sinh bị bạn đánh, học sinh bị trấn lột, là hồi chuông cảnh tỉnh cho các gia đình, nhà trường và cả xã hội. Khi nào trẻ thấy bạn bị đánh mà mình cảm thấy bị đau, biết chia sẻ, đồng cảm với bạn bè  thì việc giáo dục của gia đình, nhà trường mới có thể thành công...


TS Võ Văn Nam, Khoa Tâm lý - Trường ĐH Sư phạm TPHCM:

Dành nhiều thời gian hơn cho con


Tôi thật sự đau lòng trước việc một học sinh bị bạn đánh hội đồng và mới đây là một học sinh bị trấn lột trên 100 triệu đồng mà cha mẹ không hề biết. Từ sự cố này, tôi muốn nhắc lại một lời khuyên: “Cha mẹ ngoảnh đi thì con dại, cha mẹ ngoảnh lại thì con khôn”. Nhiều bậc cha mẹ hiện nay cứ nghĩ mình làm thật nhiều tiền, cho con đầy đủ tiện nghi là đã làm đúng trách nhiệm với con. Thực ra, con trẻ không cần tiền mà chúng cần nhiều hơn ở cha mẹ sự quan tâm, yêu thương, thân thiện để chúng có thể gần gũi, chia sẻ và nương tựa.


Nhiều phụ huynh ngày nay quá bận rộn, tất bật chạy theo sự nghiệp, công việc ở cơ quan, không còn thời gian để hiểu cuộc sống của con. Chúng trở nên cô độc giữa ngôi nhà, nơi mà cha mẹ hằng ngày vẫn vội vàng đi về nhưng không hỏi han đến sức khỏe, tâm tư của đứa trẻ, trong khi tâm sinh lý của trẻ thay đổi hằng ngày. Vì sao đứa trẻ không dám nói với bố mẹ việc mình bị trấn lột? Có phải vì thấy cha mẹ quá bận rộn, nhiều lần em định nói nhưng rồi lại thôi. Cuối cùng đành phải hành động một mình và tự vệ bằng cách ăn cắp tiền của cha mẹ đưa cho bọn trấn lột để được yên thân.


Với từng gia đình, vật chất thiếu thì có thể kiếm dần, nhưng nếu con cái hư hỏng thì không thể có gì bù đắp nổi. Cha mẹ dù có thành đạt, nhiều đóng góp cho xã hội, nhưng con cái hư hỏng thì cũng gián tiếp tạo ra tác hại cho xã hội, mà hậu quả này thì thật khó lường.


Bởi vậy, không có cách nào khác, cha mẹ phải quan tâm đến con hằng ngày, chứ không phải đến ngày nghỉ mới để mắt tới con. Các bậc cha mẹ cũng hãy đặt mình vào hoàn cảnh của con để hiểu con. Con trẻ còn rất nhỏ dại, nhiều trăn trở, lo lắng, do vậy chúng cần nhận được sự đồng cảm của bố mẹ, sự chia sẻ và trợ giúp khi gặp những sự cố, khó khăn.

Nữ sinh đánh bạn bị đuổi học “treo” một năm 


Hội đồng Kỷ luật Trường THPT Trần Nhân Tông (Hà Nội) ngày 17-3 đã họp để ra quyết định xử lý kỷ luật với 6 học sinh của trường liên quan đến vụ việc đánh nhau tại vườn hoa Pasteur ngày 3-3. Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Nhân Tông, mức kỷ luật nặng nhất được áp dụng với Vũ Ngọc Diệp (người trực tiếp đánh và gọi bạn đến đánh Nguyễn Quỳnh Anh) và Chu Minh Huyền (học sinh quay video clip) là hạ hạnh kiểm xuống loại yếu, đuổi học một năm nhưng nhà trường quyết định dành cho hai học sinh này thời gian thử thách một năm. Trong thời gian đó, các em vẫn được tiếp tục đi học để rèn luyện, sửa chữa lỗi lầm. Để giúp đỡ hai học sinh này, giáo viên chủ nhiệm, chi đoàn, cán bộ lớp, hội phụ huynh sẽ theo dõi giúp đỡ và kiểm tra để báo cáo lãnh đạo nhà trường.


Mức án cảnh cáo trước toàn trường, hạ hạnh kiểm xuống loại yếu và thử thách một năm học dành cho hai nữ sinh là Nguyễn Quỳnh Anh, nữ sinh bị đánh và Ôn Minh Huyền,  người có mặt trong video clip. Dù là người bị đánh nhưng Quỳnh Anh đã không báo cáo cô chủ nhiệm mà tự tìm cách giải quyết, thêm vào đó đã không thật thà khi khẳng định với cô giáo rằng mình không có mặt trong clip. Ôn Minh Huyền là người chứng kiến sự việc đánh nhau của các bạn từ đầu đến cuối mà không báo cáo cũng là sai.


Các em Ngô Mạnh Hùng, Trịnh Minh Tú và Đặng Quang Mạnh (không có trong danh sách điều tra của công an nhưng là người đã xem ở nhà và đưa lên diễn đàn nhà trường) được xét ở mức khiển trách trước hội đồng kỷ luật, hạ một bậc hạnh kiểm, thời gian thử thách cũng trong một năm học.

Y. Anh

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo