xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phát hiện mới về bọ xít hút máu

Bài và ảnh: CHÁNH TRUNG

Loài bọ xít hút máu đã có mặt tại 20 tỉnh, thành phố của nước ta, tập trung chủ yếu ở ngoại thành Hà Nội từ tháng 6 đến tháng 9 hằng năm

PGS-TS Trương Xuân Lam cùng các nhà khoa học thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật vừa công bố nghiên cứu về loài bọ xít hút máu nhằm bổ sung các dẫn liệu khoa học làm cơ sở nghiên cứu biện pháp phòng chống loài này.

 

img
 

 

Người dân cần cẩn trọng trước các loại bọ xít hút máu nguy hiểm xuất hiện ngày càng nhiều tại Việt Nam
Người dân cần cẩn trọng trước các loại bọ xít hút máu nguy hiểm xuất hiện ngày càng nhiều tại Việt Nam

Theo đó, các nhà khoa học xác định loài bọ xít hút máu đã có mặt tại 20 tỉnh, thành phố; phổ biến nhất là loài Triatoma rubrofasciata. Loài Triatoma bouvieri chỉ bắt gặp ở 1 tỉnh. Riêng loài Triatoma migrans chỉ phát hiện ở TP HCM.

Tại Hà Nội, có 21 quận, huyện ghi nhận sự tồn tại của loài

T. rubrofasciata. Số lượng cá thể bọ xít hút máu thu được rất cao ở vùng ngoại thành; đặc biệt ở xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm và huyện Gia Lâm đã ghi nhận hơn 1.000 cá thể/ổ. Số lượng cá thể thu được nhiều nhất từ tháng 6-9 hằng năm.

Bọ xít hút máu khi ở gần con người luôn chủ động tấn công, đốt và chích hút máu vì chúng lúc nào cũng cần thức ăn cho sự sinh sản và phát triển. Các vết đốt xuất hiện cách rời hoặc rất gần nhau, thông thường có màu đỏ và to hơn vết muỗi đốt hoặc màu sẫm nối liền nhau.

Sau khi bị bọ xít đốt và hút máu, tại các vết đốt có biểu hiện đau, rát, sưng và rất dễ lan rộng ra xung quanh khi tác động vào vết đốt. Một số trường hợp vết đốt gây sưng to, phù nề diện rộng, mưng mủ và bị sốt (nhất là trẻ em). Phần lớn vết đốt ở chân hoặc tay có thể dẫn tới hiện tượng không cử động được do vết đốt sưng to và phù nề rộng. Vị trí các vết đốt thường ở sau gáy, cổ, bả vai, sau lưng, cánh tay và chân.

Bước đầu nghiên cứu, các nhà khoa học xác định được ký sinh trùng đơn bào thuộc giống Trypanosoma có trong bộ phận tiêu hóa của bọ xít hút máu.

Người bị ký sinh trùng xâm nhập sẽ thấy mệt mỏi, buồn ngủ và sốt cao. Đối với giai đoạn mãn tính, bệnh có thể kéo dài nhiều năm và biểu hiện lâm sàng thường gặp ở tim, não, thực quản và phổi. Theo đó, thực quản thường bị giãn to, đau, bệnh nhân cảm thấy đau ngực, khó nuốt và nôn; hay gặp khó thở khi hít vào, đặc biệt là trong khi ngủ. Ký sinh trùng này sau đó tấn công vào não khiến nạn nhân bị rối loạn giấc ngủ trầm trọng dẫn đến hôn mê và có thể tử vong.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo