xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tận dụng năm chuyển tiếp thế nào?

Bài và ảnh: NGỌC THẠCH

“Gap year” (năm chuyển tiếp) là thời gian để bạn có thể làm mọi thứ mình muốn, hiểu rõ mình là ai, đi đâu và làm gì… Đây chính là “mật mã” để bạn mở cánh cửa các trường ĐH danh tiếng ở Mỹ

Khác với học sinh Việt Nam, học sinh tại các nước Âu, Mỹ… thường chọn “gap year” sau khi tốt nghiệp THPT. Lý do phổ biến vì “gap year” là thời gian một năm dành cho các hoạt động cộng đồng để bổ sung kinh nghiệm sống nhằm chuẩn bị cho quá trình nộp đơn tốt hơn, định hướng con đường tương lai cho bản thân, khám phá và trải nghiệm cuộc sống thực tế.

Để lớn hơn

Tại Việt Nam, thời gian qua, hầu hết học sinh sau khi tốt nghiệp THPT đều đăng ký dự thi vào một trường ĐH mà phần lớn trong số đó vẫn chưa hiểu rõ bản thân mình thực sự muốn gì, nếu trúng tuyển thì có học không, học xong ra trường sẽ làm gì… Đây cũng là những băn khoăn mà Nguyễn Gia Ngọc, cựu học sinh lớp 12 Trường THPT Hà Nội - Amsterdam, dù đã trúng tuyển vào Trường ĐH Ngoại thương nhưng mới học được 2 tháng đã quyết định nghỉ!

Nguyễn Gia Ngọc (trái) và Trương Lương Thảo Uyên - hai học sinh thành công với “gap year”
Nguyễn Gia Ngọc (trái) và Trương Lương Thảo Uyên - hai học sinh thành công với “gap year”

Gia Ngọc chia sẻ: “Tôi cảm thấy trong những năm học THPT, tôi không biết gì về cuộc sống bên ngoài, đậu ĐH rồi nhưng ngành mình chọn liệu có thật sự phù hợp? Sau khi nghỉ học, tôi đi dạy, làm tình nguyện viên, tham gia các hoạt động ngoại khóa và Mạng lưới lãnh đạo trẻ Đông Nam Á (SEALNet) để tăng cường các kỹ năng sống. Sau 2 năm “gap year”, tôi nộp đơn vào các trường ĐH Mỹ và đã được Trường ĐH St. John’s chấp thuận với hỗ trợ tài chính 50.000 USD/năm. Đối với tôi, “gap year” không lãng phí mà vô cùng quý báu vì tôi đã làm được nhiều điều có ích và từ đó đã xác định được hướng đi cho tương lai của mình”.

Tương tự, Diêm Anh Thư, cựu học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP HCM), lúc còn học lớp 12 vẫn chưa xác định sau khi tốt nghiệp phổ thông sẽ học gì. Cuối cùng, Thư đã dành một năm “gap year” để chuẩn bị, gồm trau dồi khả năng tiếng Anh, chuẩn bị hồ sơ, tham gia các hoạt động ngoại khóa vì môi trường, làm từ thiện… Do đó, Thư đã gây được sự chú ý của Trường Franklin & Marshall College.

Cùng lúc trúng tuyển vào 2 trường ĐH là Trường ĐH Ngoại thương và Trường ĐH Kinh tế TP HCM nhưng Trương Lương Thảo Uyên, cựu học sinh lớp 12D1 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP HCM), đã có một quyết định táo bạo: Không học trường nào hết mà thực hiện “gap year”, dành 2 năm đi phượt nước Úc! Kết quả: Kinh nghiệm 2 năm “gap year” đã giúp Uyên thành công khi nộp hồ sơ cho các trường ĐH Mỹ và được Trường Luther College chấp thuận.

Không sợ thụt lùi vì “gap year”

Đối với nhiều gia đình Việt Nam, sau khi tốt nghiệp THPT, học sinh phải thi vào ĐH. Thậm chí, nhiều phụ huynh còn cho rằng gián đoạn việc học trong thời gian 1-2 năm là sự lãng phí, sẽ bị thụt lùi. Đó cũng là lý do nhiều bạn trẻ thực hiện “gap year” đều bị các bậc phụ huynh phản đối. Nguyễn Gia Ngọc cho biết: “Từ trải nghiệm cá nhân cũng như khảo sát những người trải qua “gap year”, việc học ĐH ở Việt Nam trong thời gian “gap year” cũng là điều nên làm. Trước hết, bạn không gặp phải sự phản đối của gia đình. Kế đến, bạn sẽ có phương án dự phòng trong trường hợp không thành công khi nộp đơn xin đi du học ở Mỹ”.

Gia Ngọc thông tin thêm: “Thông thường, năm nhất ĐH không tốn quá nhiều thời gian nên bạn vẫn có thể theo đuổi dự định của bản thân nếu biết cách sắp xếp thời gian. Nếu bạn chọn 2 năm “gap year” và muốn dành toàn bộ thời gian để trải nghiệm cũng như chuẩn bị hồ sơ, bạn hãy học xong học kỳ đầu tiên ở trường ĐH Việt Nam và xin bảo lưu để đề phòng trường hợp nộp đơn không thành công”. Trương Lương Thảo Uyên cũng khuyên: “Khi quyết định “gap year”, bạn nên tìm hiểu thật kỹ các thông tin từ những anh chị đi trước, thể hiện quyết tâm cao độ và cần có một kế hoạch thật cụ thể thì khả năng thành công mới cao”. 

5 không với “gap year”

Mặc dù đánh giá cao “gap year” nhưng Nguyễn Gia Ngọc cũng đúc kết 5 không:

1. Đừng dùng “gap year” chỉ để chuẩn bị cho du học. Để đề phòng trường hợp xấu nhất là bạn không thành công ở việc nộp đơn vào trường ĐH Mỹ, bạn phải luôn có những kế hoạch dự phòng. Nếu không, bạn có thể mất định hướng khi nỗ lực của mình không đem lại kết quả mong muốn.

2. Đừng dùng “gap year” chỉ để chuẩn bị cho kỳ thi chuẩn hóa, hãy trải nghiệm cuộc sống chứ không phải trải nghiệm những kỳ thi.

3. Đừng dùng “gap year” chỉ để chuẩn bị bài luận.

4. Nếu bạn tham gia một hoạt động chỉ để làm dày lên thành tích của bản thân thì có lẽ bạn không đạt được gì nhiều qua hoạt động ngoại khóa ngoài một vài dòng chữ thêm vào trong hồ sơ.

5. Dùng “gap year” để đi du lịch. Nếu chỉ đến những danh lam thắng cảnh và ở trong những khách sạn thì bạn sẽ không học được gì nhiều.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo