xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thủ khoa cũng giỏi phụ hồ

Phùng - Vân - Lan

Mỗi lần về thăm nhà là Lê Văn Lâm tranh thủ ra đồng bắt tôm, tép phơi khô, rồi cắt rau, quả quanh nhà mang về TP để đỡ tiền mua

Mấy hôm nay, người dân thôn Phúc Nhĩ, xã An Ninh, huyện Quảng Ninh - Quảng Bình râm ran chuyện Lê Văn Lâm đỗ thủ khoa Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng rồi còn đạt 28 điểm thi khối B vào Trường ĐH Y Dược Huế.

Tuổi thơ gian khó

Khi chúng tôi về thôn Phúc Nhĩ, Lâm đang cùng mẹ đi phụ hồ từ sáng sớm. Thôn Phúc Nhĩ thuần nông nên hầu hết các hộ gia đình đều khó khăn. Hay tin Lâm đỗ thủ khoa, ai cũng mừng nhưng lo nhà anh Lê Văn Sơn phải khó nhọc thêm. Anh Lê Văn Sơn, bố của Lâm, làm công nhân Nhà máy Xi măng Áng Sơn, lương chỉ đủ lo cái ăn cho gia đình được chừng một tuần lễ. Mọi chi tiêu khác của gia đình trông vào 5 sào ruộng và tiền phụ hồ của người vợ là chị Châu Thị Luyến.

Hồi thi đỗ trường chuyên của tỉnh, phải về tận TP Đồng Hới trọ học, Lâm thuê nhà trọ rồi tự nấu ăn để đỡ tốn kém. Mỗi lần về nhà là tranh thủ ra đồng bắt tôm, tép phơi khô, rồi cắt rau, quả quanh nhà mang về TP để đỡ tiền mua. Thấy cậu học trò chăm chỉ, chịu khó, bà Điệp, chủ nhà trọ, mỗi lần đi chợ đều giúp mua thức ăn để cậu Lâm có thêm thời gian học.

img
Thủ khoa Lê Văn Lâm tranh thủ phụ hồ để đủ tiền nhập học. Ảnh: Hoàng Hà
Ngày được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi của tỉnh dự thi toàn quốc, Lâm phân vân không muốn tham gia vì nghe các bạn nói phải vào ra Hà Nội tốn cả chục triệu đồng. Lâm không dám nói với bố mẹ vì sợ bố mẹ buồn. May có cô giáo chủ nhiệm cùng các thầy cô, phụ huynh, bạn bè góp lại, hỗ trợ cho cậu. Giải nhì môn toán quốc gia như là lời cảm ơn mà Lâm gửi đến cho thầy cô và các bạn.

Nỗi lo nhập trường

Nhà có hai anh em, Lâm là con cả nên gánh vác trọng trách lớn hơn trong việc phụ giúp bố mẹ. Hè năm ngoái, Lâm xin đi phụ hồ với mẹ. Chị Luyến nghe con nói thì giãy nảy lên. Lâm phải mất một ngày nỉ non mới  thuyết phục được mẹ. Sáng hôm sau, Lâm theo mẹ đến công trình. Ông chủ thợ nhướng mắt nhìn Lâm, hắng giọng: “Học trò trói gà không chặt làm được chi hè?”. “Dạ, việc chi cháu cũng làm được” - Lâm đáp chắc nịch. Ông chủ thợ cười hà hà rồi xếp cho Lâm vào việc trộn hồ.  Sau mấy ngày lưng đau ê ẩm, tay phồng rộp, dần dần rồi cậu cũng thấy... mọi việc tốt đẹp. Trộn xong mẻ hồ là Lâm tự giác bê gạch, đẩy xe chở vữa khiến mọi người cứ tấm tắc khen chị Luyến có cậu con trai ngoan và biết giúp đỡ mọi người.

Hỏi chị Luyến đã chuẩn bị gì cho Lâm nhập học, chị bộc bạch: “Hằng năm, nếu mùa màng thuận lợi thì nhà thu được khoảng 15 triệu đồng từ sản xuất lúa, trừ tiền giống, thuốc trừ sâu thì chẳng còn lại là bao. Trước đây, mỗi tháng, cả nhà phải chắt chiu dành dụm để gửi cho cháu khoảng 1 triệu đồng ăn học ở Đồng Hới. Vất vả nhưng vợ chồng tôi cố gắng được. Nay cháu đi học đại học chắc sẽ tốn kém hơn. Bữa nào cháu nhập học chắc phải bán luôn 5 tạ thóc còn lại đó, thiếu bao nhiêu thì vay tạm bà con rồi xoay xở trả sau cũng được”.

Rồi chị bỗng nhớ ra: “Mà lo chi chú. Khi mô Lâm nhập học thì tui thanh toán công phụ hồ của hai mẹ con và ứng thêm công tháng sau chắc cũng đủ mà”.

Suốt 12 năm học, năm nào Lê Văn Lâm cũng là học sinh giỏi. Năm học lớp 11, Lâm giành giải nhất kỳ thi học sinh giỏi toán cấp tỉnh. Năm lớp 12, giành giải nhì toán quốc gia; giải khuyến khích cuộc thi giải toán trên máy tính Casio toàn quốc.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo