xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tiếng Anh: Càng tăng tiết, càng thụt lùi?

Nguyễn Thị Dung (Giảng viên Trường CĐ Công Thương TP HCM)

Nếu không thay đổi tư duy và mạnh tay cải cách việc dạy và học tiếng Anh tận gốc rễ thì 20-30 năm nữa, trình độ tiếng Anh của người Việt Nam cũng không cải thiện được bao nhiêu, thậm chí còn tụt hậu

Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) quy định dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học 2 tiết/tuần đang nhận được nhiều ý kiến phản biện. Đa số ý kiến đề xuất tăng lên 4 tiết, 8 tiết/tuần… Vậy nếu tăng thời lượng lên 4 tiết hay 8 tiết/tuần thì liệu có thể đạt mục tiêu của dự thảo chương trình đề ra hay không?

Ít giáo viên tự tin giao tiếp

Là một giáo viên tiếng Anh, có điều kiện tiếp xúc và trao đổi với các đồng nghiệp là giáo viên trong nước cũng như nước ngoài, tiếp xúc và giảng dạy nhiều thế hệ học sinh, từng trải qua nhiều lần tập huấn, cải cách về phương pháp giảng dạy, bồi dưỡng nâng cao trình độ theo các dự án của Bộ GD-ĐT, tôi nhận thấy rằng: Bên cạnh việc tăng số tiết, nếu Bộ GD-ĐT, nhà nước và Chính phủ không thay đổi tư duy và mạnh tay cải cách việc dạy và học tiếng Anh tận gốc rễ thì 20-30 năm nữa, trình độ tiếng Anh của người Việt Nam cũng không cải thiện được bao nhiêu và sẽ tụt hậu so với khu vực và thế giới.

Tiếng Anh: Càng tăng tiết, càng thụt lùi? - Ảnh 1.

Một tiết học tiếng Anh của học sinh TP HCM Ảnh: TẤN THẠNH

Xét tổng thể, đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh trên cả nước đang thiếu cả số lượng lẫn chất lượng. Đặc biệt về vấn đề chất lượng, dù Bộ GD-ĐT hằng năm đều có kế hoạch, chương trình, dự án bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên nhưng hiệu quả của việc này rất hạn chế. Lấy ví dụ gần đây nhất là Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020. Dù được đầu tư nhiều ngàn tỉ đồng ngân sách và đã đi qua khoảng 1/3 chặng đường nhưng những gì thu được thời gian qua cho thấy đề án này khó mà đạt được mục tiêu đề ra.

Theo đề án, đến năm 2020, giáo viên và học sinh phải đạt các chuẩn tiếng Anh theo khung tham chiếu châu Âu (6 bậc) hoặc tương đương. Đối với giáo viên, việc học tập bồi dưỡng nâng cao, thi chứng chỉ thời gian qua cho thấy tỉ lệ giáo viên thi đạt chuẩn theo yêu cầu rất thấp. Có thể chỉ ra 2 nguyên nhân chính, đó là: 1. Các kiến thức phải đạt được theo chuẩn của khung tham chiếu châu Âu quá hàn lâm, không gắn với thực tế; 2. Giáo viên dạy tiếng Anh ở ta lâu nay không có môi trường để rèn giũa các kỹ năng nên các kỹ năng học được trong trường ĐH sau khi ra trường cứ mỗi ngày một cùn đi. Ngay cả một số giáo viên đã thi đạt chuẩn theo đề án này thì sau khi thi xong, những kỹ năng, những kiến thức bồi dưỡng tập huấn được cũng mau chóng bị lãng quên vì không được sử dụng thường xuyên. Số giáo viên tiếng Anh có thể tự tin giao tiếp với người nước ngoài chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ và phần đông trong số đó là những giáo viên đã có điều kiện đi tập huấn, học tập ở nước ngoài. Thầy như vậy thì trò sẽ ra sao?

Cùng với việc nhà nước bỏ ra một số tiền khá lớn cho các dự án cải thiện tiếng Anh thì túi tiền của các bậc phụ huynh và công sức của đa số học sinh bỏ ra cũng không nhỏ đối với việc học tiếng Anh nhưng hiệu quả thu được lại không tương xứng. Đa số người Việt Nam vẫn không sử dụng và nói được tiếng Anh. Nguyên nhân chủ yếu như đã nói ở trên chính là chúng ta quá thiếu môi trường giao tiếp để luyện tập và sử dụng tiếng Anh trong đời sống hằng ngày.

Tiếng Anh phải là ngôn ngữ thứ hai

Tiếng Anh cũng như bất kỳ ngôn ngữ nào khác, muốn làm chủ và thành thạo, phải sử dụng nó thường xuyên, hằng ngày. Do vậy, cần có một sự thay đổi bước ngoặt về tư duy và định hướng với ngôn ngữ tiếng Anh, từ đó có những chiến lược cải cách phù hợp trong việc dạy và học tiếng Anh.

Bộ GD-ĐT và nhà nước, Chính phủ phải xác định mục tiêu và quyết tâm đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai (second language) ở nước ta chứ không phải là một ngoại ngữ (foreign language) như hiện nay. Khi đó, tiếng Anh sẽ là ngôn ngữ bắt buộc sử dụng trong tất cả văn bản giao dịch chính thức bên cạnh tiếng Việt, được dùng để giảng dạy các môn khoa học trong các trường phổ thông cũng như trường ĐH. Điều này sẽ giúp Việt Nam nhanh chóng nắm bắt và làm chủ được các kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ trên thế giới cũng như sẽ thuận lợi cho chúng ta trong việc làm ăn, đầu tư và hòa nhập quốc tế.

Để đạt được mục tiêu này, trong chương trình giáo dục phổ thông, việc dạy và học tiếng Anh nên được định hướng theo một số giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Học sinh phổ thông sẽ học 1 hoặc 2 môn khoa học bằng tiếng Anh song song với việc học môn đó bằng tiếng Việt. Có thể bắt đầu từ THCS và thí điểm trước ở các thành phố lớn, khi đã đủ giáo viên thì thực hiện trên toàn quốc. Để đạt được mục tiêu này, học sinh tiểu học sẽ được học tiếng Anh ngay từ lớp 1 (nơi có điều kiện có thể cho trẻ làm quen với tiếng Anh từ mẫu giáo) với thời lượng 5-8 tiết/tuần tùy hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của từng địa phương.

Giai đoạn 2: Từ THCS trở lên, học sinh bắt buộc học 1 hoặc 2 môn khoa học bằng tiếng Anh (không còn học song ngữ như giai đoạn 1). Giai đoạn này kéo dài khoảng 5-7 năm, tính từ khi thực hiện đại trà.

Giai đoạn 3: Trong các trường phổ thông, từ THCS lên và trong các trường ĐH, CĐ…, học sinh, sinh viên bắt buộc phải học tất cả môn khoa học bằng tiếng Anh.

Việc giảng dạy và học tập các môn khoa học bằng tiếng Anh chính là tạo môi trường luyện tập, sử dụng và giao tiếp tiếng Anh tốt nhất, thường xuyên nhất cho cả học sinh lẫn giáo viên. Trong giai đoạn đầu có thể sẽ gặp một số khó khăn đối với cả thầy và trò; áp lực là điều khó tránh khỏi. Để bổ sung cho đội ngũ giáo viên vừa thiếu vừa yếu hiện nay, cần khai thác nguồn giáo viên nước ngoài từ một số quốc gia quanh vùng nói tốt tiếng Anh như Philippines, Singapore, Malaysia…

Song song với việc học tập trong nhà trường, nhà nước, Chính phủ cần ủng hộ và hỗ trợ các phương tiện truyền thông sử dụng tiếng Anh trong nhiều chương trình, đặc biệt là các chương trình dành cho trẻ em. Chính phủ cần có lộ trình cụ thể quy định việc sử dụng tiếng Anh trong các giao dịch hành chính, thương mại chính thức trên cả nước… 

Tìm hiểu khó khăn khi dạy học tiếng Anh

Sở GD-ĐT TP HCM vừa có văn bản thông báo về việc phối hợp tổ chức buổi phỏng vấn để tìm hiểu về những khó khăn trong việc dạy học tiếng Anh theo kế hoạch của Đề án Ngoại ngữ 2020 trên địa bàn TP HCM.

Theo văn bản này, sở yêu cầu các đơn vị giáo dục cử đại diện (mỗi đơn vị cử 2 giáo viên tiếng Anh, 2 học sinh và 2 phụ huynh) tham gia buổi phỏng vấn thu thập thông tin về những khó khăn trong việc dạy học tiếng Anh trên địa bàn TP, bắt đầu từ ngày 24-5 tại Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa. Nội dung phỏng vấn để tìm hiểu sâu hơn về những khó khăn trong việc dạy học tiếng Anh. Được biết, trong dịp này sẽ có 45 trường từ tiểu học đến THPT tham gia phỏng vấn. Đ.Trinh

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo