xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tìm lời giải cho giáo dục phổ thông

Bài và ảnh: YẾN ANH

Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015 vừa được đưa ra đã gặp không ít lo ngại về tính khả thi từ các chuyên gia giáo dục

Một cuộc hội thảo quốc tế về xây dựng và phát triển chương trình giáo dục phổ thông đã được Bộ GD-ĐT, Bộ Giáo dục và Trẻ em Đan Mạch phối hợp tổ chức trong 3 ngày từ 10 đến 12-12 để thảo luận về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015.

Giải quyết quá tải bằng tích hợp

GS Đinh Quang Báo, nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 1, Trưởng nhóm nghiên cứu về đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) sau năm 2015, cho hay đề án sẽ hướng đến hình thành năng lực người học thay vì tập trung vào nội dung kiến thức như hiện nay.
 
Chuẩn giáo dục không phải được đong đếm bằng lượng kiến thức văn hóa mà được xét trên 3 phương diện là phẩm chất, kỹ năng học tập phổ quát và kỹ năng thuộc các lĩnh vực học tập. Tư tưởng cốt lõi của chương trình là hướng đến quá trình giáo dục hình thành năng lực chung, năng lực chuyên biệt để con người được đào tạo có tiềm lực phát triển, thích nghi với hoàn cảnh sống, học tập, làm việc luôn biến đổi trong cả cuộc đời.
 
img
Thi tốt nghiệp THPT năm 2012

GS Đinh Quang Báo đánh giá việc dạy học, giáo dục theo logic phát triển “đơn tuyến” từng lĩnh vực, từng môn học trong nhà trường hiện nay là sai lầm. Giải pháp tích hợp sẽ giải quyết được tình trạng học quá nhiều môn, quá nhiều kiến thức. Các thành viên ban soạn thảo đề án kỳ vọng việc tích hợp sẽ làm thay đổi một cách căn bản trong toàn bộ hoạt động giáo dục phổ thông, từ nội dung, phương pháp đến cách thức đánh giá. Việc có một chương trình giảm số đầu môn học bắt buộc, tăng các môn học, chủ đề tự chọn sẽ giúp học sinh có vốn kiến thức rộng, gắn với thực tiễn và chuẩn bị tâm thế hướng nghiệp, hướng nghề.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc thực hiện tích hợp hoàn toàn không đơn giản. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho rằng để  thực hiện tốt việc đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông cần có nguồn lực, trong khi đó ngành giáo dục hiện đang thiếu nhiều nguồn lực để thực hiện đổi mới chương trình, SGK như đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học…
 
Một chuyên gia giáo dục lo lắng với chất lượng giáo viên như hiện nay thì việc đào tạo giáo viên tích hợp không phải là chuyện dễ dàng. GS Nguyễn Viết Thịnh, nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cũng cảnh báo muốn dạy giáo trình phát triển năng lực cho học sinh theo những quốc gia như Singapore không đơn giản bởi điều kiện giáo viên, cơ sở vật chất chưa cho phép.
 
Bà Nguyễn Minh Phương, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, nhấn mạnh chuyển từ giáo dục nội dung sang giáo dục kỹ năng là một khác biệt lớn. Chính vì thế, nếu không muốn những mục tiêu trên chỉ nằm trên giấy cần phải có những phương pháp cụ thể. Trước những lo lắng này, GS Đinh Quang Báo cho rằng những nội dung đưa ra còn ở mức phác thảo và sẽ cần thêm ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong nước và quốc tế để hoàn thiện thêm.

Vẫn giữ nguyên cơ cấu phổ thông 12 năm

Cũng theo GS Đinh Quang Báo, cơ cấu của giáo dục phổ thông sau năm 2015 dự kiến là 12 năm, gồm: cấp tiểu học 5 năm (từ lớp 1 đến lớp 5), độ tuổi từ 6 đến 11; THCS: 4 năm (từ lớp 6 đến lớp 9), độ tuổi từ 12 đến 15; THPT: 3 năm (từ lớp 10 đến lớp 12), độ tuổi 16 đến 18. Từ năm học 2016-2017 đến 2021-2022, chương trình, SGK phổ thông sau năm 2015 sẽ được tiến hành thử nghiệm và dạy đại trà.

Một điểm mới đáng quan tâm là ban soạn thảo đưa ra phương án thay đổi toàn diện cách kiểm tra đánh giá. Điểm mới căn bản là thang đo đánh giá năng lực không quy về một nội dung đã học mà được quy chuẩn theo mức độ phát triển năng lực người học. Việc  đánh giá năng lực tập trung vào sự tiến bộ của người học hơn là mục tiêu đánh giá để xếp hạng giữa các người học với nhau.
 
Sau năm 2015, dự kiến kỳ thi tuyển sinh đầu vào THCS, THPT sẽ giao quyền tự chủ hoàn toàn cho các trường. Bộ GD-ĐT sẽ giao việc tổ chức và xử lý kết quả thi tốt nghiệp THPT cho các sở GD-ĐT, bộ chỉ giữ nhiệm vụ quản lý vĩ mô là ban hành quy chế thi, phôi bằng và xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập. Kết quả xếp loại bằng tốt nghiệp được xét trên cơ sở kết quả đánh giá cả quá trình học và kết quả thi. Để có cơ sở so sánh, đối chiếu sự tăng trưởng chất lượng theo thời gian, Bộ GD-ĐT cũng sẽ tổ chức đánh giá định kỳ quốc gia ở lớp cuối mỗi cấp học với các lớp 5, 9, 12.

Dự kiến, những nội dung quan trọng của hội thảo sẽ được Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển kết luận vào chiều nay, 12-12.

Dự kiến, sau năm 2015, kỳ thi tuyển sinh đầu vào THCS, THPT sẽ giao toàn quyền cho các sở GD-ĐT địa phương.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo