xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

TP HCM muốn tăng lương giáo viên

Đặng Trinh

Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM kiến nghị kinh phí hằng năm khoảng 250 tỉ đồng để tập trung vào chuyện tăng lương, chính sách đãi ngộ và thu hút giáo sinh mới ra trường

Theo lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM, dù TP đã quan tâm, ban hành nhiều chính sách, chế độ đặc thù song mức thu nhập của đội ngũ cán bộ, giáo viên (GV), nhân viên trong ngành chưa tương xứng. Một số quy định hiện nay chưa tính đến đặc thù của một thành phố lớn như TP HCM nên khi triển khai gặp nhiều bất cập, khó khăn nhưng chậm được giải quyết.

Bắt đầu từ bậc mầm non

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Đỗ Minh Hoàng, Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT TP HCM, cho biết những đề xuất, kiến nghị của sở xuất phát từ việc xác định đội ngũ nhà giáo là lực lượng cơ bản, quyết định cho sự phát triển của ngành GD-ĐT TP. Trong những đề xuất, kiến nghị của sở, nếu được chấp thuận và thông qua thì lộ trình thực hiện sẽ bắt đầu từ bậc mầm non (MN), sau đó đến tiểu học…

TP HCM muốn tăng lương giáo viên - Ảnh 1.

Cải thiện chính sách mới mong giữ chân giáo viên và thu hút người giỏi vào sư phạm Ảnh: TẤN THẠNH

Theo ông Hoàng, thực tế thời gian qua, không thể chờ được khi các quy định được sửa đổi, ban hành, sở đã đề xuất nhiều kế hoạch để UBND trình HĐND thông qua nhằm thu hút và giữ chân GV, đặc biệt là GVMN. Trong số các đề án thực hiện thời gian qua để GV an tâm công tác phải kể đến chương trình nhà ở xã hội cho GV. Chế độ hỗ trợ thêm 3 năm đối với GVMN mới ra trường được tuyển dụng, bắt đầu từ năm học 2017-2018 đến năm học 2019-2020 theo Nghị quyết 113/NQ-HĐND của HĐND TP HCM. Một trong số các đề án mà sở xây dựng và trình UBND TP là chính sách thu hút và giữ chân GVMN tại TP. Với kinh phí hằng năm khoảng 250 tỉ đồng, tập trung vào chuyện tăng lương, giảm giờ làm, chính sách đãi ngộ và thu hút giáo sinh mới ra trường.

Thống kê của Sở GD-ĐT TP HCM cho thấy mỗi năm, TP thiếu khoảng 500 GVMN; trung bình mỗi năm chỉ tuyển được khoảng 1.466 người/nhu cầu trung bình là 1.965 người. Chính vì nhu cầu quá lớn, ngoài các giải pháp như TP cho vay ưu đãi không trả lãi cho sinh viên vào học ngành sư phạm MN (cho vay để trả học phí và cả sinh hoạt phí), sinh viên vay sẽ cam kết ra trường công tác tại các cơ sở giáo dục MN công lập ở TP và hoàn trả khoản vay trong 3-5 năm đầu công tác; tuyển dụng không yêu cầu hộ khẩu TP, Sở GD-ĐT đề xuất kinh phí dự kiến để giữ chân GVMN là hơn 250 tỉ đồng/năm. Trong đó bao gồm điều chỉnh thu nhập và chế độ đãi ngộ cho GVMN, hỗ trợ để khuyến khích GVMN có trình độ chuyên môn đến công tác tại các cơ sở…

Cải thiện những chính sách bất hợp lý

Hiệu trưởng các trường MN cho rằng một trong những bất cập triền miên thời gian qua khiến các trường điêu đứng là quy định của Thông tư liên tịch 06 giữa Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục MN công lập chưa hợp lý. Theo thông tư này, danh mục khung vị trí việc làm trong các cơ sở giáo dục MN công lập, nhóm vị trí việc làm gắn với nhiệm vụ hỗ trợ, phục vụ chỉ có 4: kế toán, văn thư, y tế, thủ quỹ; không hề có nhân viên nuôi dưỡng (bảo mẫu). Theo hiệu trưởng một trường MN tại quận 1, đối với các trường, việc không có bảo mẫu xem như là điều không tưởng.

Hiện nay, tại TP HCM mới chỉ có 4 quận - huyện là 1, 11, Nhà Bè, Cần Giờ hầu hết các trường MN tự hợp đồng được với bảo mẫu. Theo ông Đỗ Minh Hoàng, ngân sách của các quận, huyện sẽ hỗ trợ các trường nhưng không thể lâu dài. Không có bảo mẫu, GVMN phải làm thay công việc, kèm theo áp lực công việc, lương thấp là nguyên nhân khiến họ bỏ việc. Vì vậy, việc sửa đổi Thông tư 06 là cần thiết, làm cơ sở để thu hút và giữ chân GVMN.

Ngoài kiến nghị với bậc học MN, Sở GD-ĐT TP cũng đề xuất những ý kiến để thay đổi các quy định liên quan đến mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp GVMN, GV tiểu học công lập và GV THCS công lập chưa hợp lý. Theo lý giải, quy định của Thông tư liên tịch 20 của Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ thì lương khởi điểm của GV có trình độ trung cấp, CĐ hay ĐH đều như nhau và có hệ số 1,86. Chế độ lương như trên không có sự khuyến khích về lương và thu nhập của GVMN có trình độ đào tạo CĐ sư phạm và ĐH sư phạm đúng ngành. Cụ thể, GV tốt nghiệp ĐH nhưng nếu làm ở cơ sở giáo dục MN thì vẫn xếp lương hạng IV, tương đương trình độ trung cấp sư phạm; để đạt hạng II, phải là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở hoặc GV dạy giỏi của trường.

Một chuyên gia giáo dục phổ thông tại TP HCM cho rằng một số kiến nghị trong đề xuất xin cơ chế đặc thù cho GD-ĐT TP HCM hoàn toàn hợp lý, nhất là trong bối cảnh tìm cách thu hút người giỏi vào sư phạm, giữ chân GV giỏi công tác ở trường công trước sức hút về lương bổng của trường tư. 

Mỗi năm có hơn 1.000 GV bỏ việc, chuyển việc

Theo thống kê của Sở GD-ĐT TP HCM, bình quân mỗi năm có 1.046 GVMN ra khỏi hệ thống, trong đó chủ yếu là bỏ việc và chuyển việc. Với quy mô trẻ/nhóm, lớp và nhu cầu 2 GV/nhóm, lớp hiện tại, sau khi tuyển thêm, hằng năm TP vẫn thiếu số lượng rất lớn. Trong khi đó, GVMN ở cơ sở GDMN công lập có thu nhập thấp hơn so với GVMN ngoài công lập. Cụ thể, mức thu nhập bình quân thấp nhất ở loại hình ngoài công lập là 6.500.000 đồng so với 5.503.461 đồng của công lập.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo