xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trăn trở về tiêu chí khen thưởng giáo viên

Đặng Trinh

Từ tháng 2-2016, việc khen thưởng, thi đua trong ngành giáo dục sẽ được điều chỉnh theo Thông tư 35 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thông tư này đang gây ra nhiều “tâm tư”

Được đánh giá là có những cải tiến phù hợp ghi nhận công sức phấn đấu của giáo viên (GV), nhất là những GV trực tiếp đứng lớp, mở rộng tiêu chí công nhận sáng kiến kinh nghiệm của người thầy song nhiều người vẫn trăn trở về những tiêu chí quy định trong thông tư vì không khuyến khích và động viên được người trẻ.

Nỗi buồn giáo viên trẻ

Theo Thông tư 35 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), việc công nhận sáng kiến kinh nghiệm của GV sẽ được điều chỉnh theo hướng phát huy năng lực, tay nghề của GV. Cụ thể, GV dạy giỏi các cấp tương đương danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Ngoài ra, GV có bài báo đăng trên các tạp chí khoa học cũng được hiểu là sáng kiến kinh nghiệm và được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Đối với danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp bộ đã mở rộng thêm đối tượng là GV, giảng viên trực tiếp giảng dạy, bồi dưỡng được 1 học sinh, sinh viên đoạt một trong các giải nhất, nhì, ba hoặc huy chương vàng, bạc, đồng trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế; tham gia biên soạn chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã được nghiệm thu hoặc GV, giảng viên đoạt giải nhất, nhì, ba trong các hội thi do cấp tỉnh, bộ tổ chức.

Theo Bộ GD-ĐT, việc quy định tỉ lệ “Chiến sĩ thi đua cơ sở” không quá 15% số cá nhân đạt danh hiệu “lao động tiên tiến” của đơn vị, trong đó bảo đảm không quá 1/3 là cán bộ quản lý là quy định kiên quyết của bộ nhằm thay đổi cơ chế khen thưởng lâu nay chỉ tập trung vào các lãnh đạo. Tuy nhiên, chính tỉ lệ này lại khiến các trường bối rối.

Ông Lê Thanh Tòng - Hiệu trưởng Trường THPT Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TP HCM - cho biết tỉ lệ 15% này quá ít và rất khó để bình chọn. “Vừa rồi, các GV trường tôi có đi họp và nhiều trường trong cụm cũng băn khoăn về tỉ lệ này, mỗi đơn vị bị giảm đi nhiều nhưng quan trọng nhất là tỉ lệ đó không khuyến khích, động viên được các GV trẻ. Nhiều GV trẻ phấn đấu rất tốt, rất giỏi nhưng khi bình bầu vẫn thua các GV công tác lâu năm, chưa nói đến việc hiệu trưởng, hiệu phó. Trong khi đó, để đăng ký chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, yêu cầu phải có sáng kiến kinh nghiệm nhưng có một thực tế là dù thành lập hội đồng nghiệm thu nhưng ai tầm soát được những sáng kiến đó có bao nhiêu cái ứng dụng được trong thực tế, có lợi và thiết thực với học sinh.

Tiêu chí xếp loại nhiều năm không thay đổi

Không chỉ là tỉ lệ, nhiều GV còn băn khoăn về những tiêu chí đánh giá xếp loại vốn dĩ đã lạc hậu nhưng chưa thay đổi. Đơn cử như danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, GV vừa phải đạt hiệu suất giảng dạy vừa phải đăng ký sáng kiến kinh nghiệm, rồi trải qua các giờ thao giảng cấp trường, cụm. Hiệu trưởng một trường THPT cho biết trường không mặn mà đăng ký vì những giờ thao giảng vốn dĩ đã hình thức, khuôn mẫu. Ngoài ra, nhiều GV có sáng kiến kinh nghiệm thiết thực nhưng lại không đủ hiệu suất giờ giảng. Cô Bùi Thị Kiều - GV Trường THPT Marie Curie, TP HCM - cho biết năm vừa qua, dù có nhiều đổi mới, sáng kiến trong giờ dạy nhưng vì con nhỏ nên số giờ giảng không đạt chuẩn để đăng ký thi đua.

 

Giáo viên cần được tạo điều kiện để sáng tạo Ảnh: TẤN THẠNH
Giáo viên cần được tạo điều kiện để sáng tạo Ảnh: TẤN THẠNH

 

ThS Đặng Chí Minh - Tổ trưởng Tổ văn Trường THPT Tân Phong, quận 7, TP HCM -  cho biết dù 6 năm liền đạt chiến sĩ thi đua cấp TP, sáng kiến kinh nghiệm ở cấp này sẽ được bảo lưu 3 năm. Như thế, mặc nhiên  đủ chuẩn đăng ký danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Tuy nhiên, ông xin rút vì không muốn vì mình mà các GV trẻ khác mất cơ hội. Ông Minh phân tích ví dụ đơn vị có 100 người thì chỉ được chọn 15 người, nếu có 20 người đăng ký mà trong đó có mấy GV đã có thành tích rồi thì GV trẻ làm gì còn khả năng chen chân. “Kể cả có hội đồng bình bầu, người ta cũng sẽ bình bầu những GV lâu năm, những người thân quen, có tiếng nói ở trường. Trong khi các GV trẻ, họ cả năm phấn đấu, cuối cùng gạch tên thì xót xa lắm. Về lâu dài, sẽ tạo nên tiền lệ, GV không muốn cố gắng, phấn đấu nữa” - ông Minh nói.

Ông Minh cũng cho rằng việc khống chế tỉ lệ 15% không thể làm giảm đi bệnh thành tích vì bệnh không nằm ở con số mà nằm ở những hiệu quả của thi đua. Hình thức nào khuyến khích GV, có ích với học sinh thì mình làm, chẳng hạn như những giờ dạy thật sự đổi mới, áp dụng được rộng rãi. Ngoài ra, các tiêu chuẩn thi đua cũng phải nâng dần lên chứ không thể bao nhiêu năm vẫn theo những tiêu chí cũ.

 

Hãy để giáo viên sáng tạo

Thầy Đỗ Đức Anh - GV Trường THPT Bùi Thị Xuân, quận 1, TP HCM - cho biết dù là danh hiệu gì đi nữa, quan trọng nhất vẫn là giải thưởng trong lòng học sinh, bài giảng của GV được sống lâu trong lòng học trò. Nếu chỉ qua một vài tiết dạy hoặc dự giờ, thao giảng mà được xếp loại giỏi thì không ổn lắm. Riêng về sáng kiến kinh nghiệm, hãy đánh giá và để GV được sáng tạo theo cách thiết thực, gần gũi nhất với học sinh, để các em được hưởng lợi từ những bài học chân thực.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo