xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trường y cần thi văn nhưng không quá gấp

Hoàng Thị Thu Hiền (Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP HCM)

Ngành nào trong cuộc sống cũng cần nói - viết lưu loát, mạch lạc. Ngành y cần văn không chỉ vì điều đó mà quan trọng hơn là để hiểu tâm lý bệnh nhân, động viên tinh thần của họ

Sức mạnh tinh thần là liều thuốc kỳ diệu nhất để bệnh nhân vượt qua bệnh tật. Một bác sĩ  lạnh lùng, ăn nói cộc lốc, nói những điều khó nghe sẽ làm tinh thần bệnh nhân hoảng loạn, bệnh thêm nặng. Ngược lại, bác sĩ khéo ăn nói sẽ tiếp thêm cho bệnh nhân niềm tin và hy vọng để chiến thắng bệnh tật.

Từ chuyện trong bệnh viện...

Năm 2002, tôi phải nhập viện vì viêm tụy cấp. Bệnh rất nặng, nằm giữa ranh giới của sinh tử. Trong một tháng tôi phải chuyển cấp cứu tới 3 bệnh viện. Gia đình và bác sĩ ai cũng nghĩ tôi khó qua khỏi. Khi chuyển vào Bệnh viện Chợ Rẫy, tôi được bác sĩ Phùng Tấn Cường - người vui tính và rất tâm lý - trực tiếp điều trị. Mỗi buổi sáng vào khám, bác sĩ đều đọc thơ và luôn khích lệ tôi: “Bệnh sắp khỏi rồi, chẳng còn lâu đâu mà lo, cô cười lên đi nào”. Bác sĩ còn chuyển giường cho tôi nằm cạnh những bệnh nhân nhẹ hơn để không phải chứng kiến cảnh bệnh nhân nặng đau đớn, ảnh hưởng đến tinh thần. Và điều kỳ diệu đã xảy ra, tôi từ cõi chết trở về.

Thí sinh thi vào Trường ĐH Y Dược TP HCM năm 2014 Ảnh: TẤN THẠNH
Thí sinh thi vào Trường ĐH Y Dược TP HCM năm 2014 Ảnh: TẤN THẠNH

Cũng ở Bệnh viện Chợ Rẫy tại phòng cấp cứu, cô em họ tôi phải vào bệnh viện vì đau bụng quằn quại. Tiền sử của bệnh nhân là ung thư giai đoạn đầu đã phẫu thuật cắt bỏ. Bác sĩ khám cho em tôi hôm đó nói: “Hiện tại huyết áp và thân nhiệt của cô bình thường. Chúng tôi cho cô về, sáng mai cô đến khám tại khoa nghỉ dưỡng, bệnh ung thư của cô không chữa được đâu, coi chừng nó lan đi khắp nơi rồi đấy”. Cô em tôi hoảng loạn, khóc suốt đêm, không nói với ai; cả tháng trời sống trong u uất, viết di chúc dặn dò con cái, người thân. Thấy em suy sụp, tôi đưa đến bác sĩ chuyên khoa ung bướu. Bác sĩ không hề biết chuyện khủng hoảng tinh thần của em tôi, chỉ giải thích trên cơ sở bệnh tật bằng cách nhìn lạc quan: “Kết quả siêu âm, xét nghiệm khỏe hơn cả người bình thường, chị còn sống tới lúc bế cháu nội, cháu ngoại mỏi cả tay”. Em tôi cười hớn hở, khuôn mặt ủ rũ bay mất và lạc quan điều trị theo bác sĩ.

Nếu con bạn còn nhỏ vào bệnh viện nhi sẽ thấy những bác sĩ ăn nói nhẹ nhàng có hiệu quả như thế nào trong việc khám bệnh cho trẻ nhỏ. Có rất nhiều bác sĩ phải dùng vũ lực mới khám được cho bệnh nhi, trẻ khóc thét sợ hãi nhưng cũng có rất nhiều bác sĩ chỉ bằng vài ba câu khích lệ, trẻ vui vẻ tự nguyện khám ngay.

Hiện nay, có nhiều bác sĩ viết đơn thuốc mà bệnh nhân không thể nào đọc được. Bác sĩ không viết nổi một bản báo cáo cũng không còn là chuyện hiếm.

... đến việc ngành y cần văn

Thành công của mỗi người phụ thuộc rất lớn vào kỹ năng giao tiếp, ứng xử. Văn học là cái nền rất vững chắc giúp cho các bác sĩ tương lai nắm bắt tâm lý bệnh nhân tốt hơn bởi “văn là người, văn học là nhân học”.

Sự tự học của cá nhân là một quá trình lâu dài. Quá trình tiếp nhận kiến thức phải có sự kết hợp giữa bắt buộc và tự nguyện. Rõ ràng học sinh thi khối A, B từ trước tới nay rất ít học văn hoặc một cách qua loa đối phó. Cách học như vậy không thể ngấm vào máu thịt của các em được. Có sự bắt buộc liên quan đến thi cử, các em sẽ đầu tư công sức, thời gian nhiều hơn. Tính hiệu quả sẽ được kiểm nghiệm trong thực tế.

Sử dụng kết quả thi môn văn cùng với các môn toán, hóa, sinh để xét tuyển vào ĐH y là điều nên làm bởi chúng ta đâu phải bắt buộc thi thêm môn mà chỉ dùng kết quả đã có sẵn để tăng thêm tầm quan trọng của môn học. Nếu quyết định thi văn trong năm nay có vội quá không? Chúng  ta cần bàn bạc kỹ. Nên chăng có thêm thời gian để các em chuẩn bị tinh thần và các trường cũng không bị động. Hãy chờ đến sang năm khi việc tuyển sinh đã bước vào ổn định, thời điểm đó là thích hợp. Các trường cũng nên cân nhắc về hệ số như thế nào cho hợp lý.

Trong tương lai, 2 ngành cần có thí sinh học giỏi đều các môn và có sự lựa chọn gắt gao là y khoa và sư phạm. Chăm sóc sức khỏe và bồi dưỡng tâm hồn trí tuệ cho con người là 2 yếu tố then chốt nhất nên cũng cần và phải có những người giỏi nhất và toàn diện về mọi mặt. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo