xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tuyển sinh riêng phá sản

Yến Anh

Nhiều trường cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra những yêu cầu quá phức tạp về kỳ thi riêng, theo đó buộc các trường phải chấp nhận kỳ thi “3 chung”

Ngày 15-1 là hạn cuối cùng các trường phải báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phương án tuyển sinh riêng. Tuy nhiên, đến ngày 12-1, lãnh đạo Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng Bộ GD-ĐT cho biết vẫn chưa có trường nào gửi đề án tuyển sinh riêng.

Ngại mạo hiểm, sợ bất thành

Để tạo điều kiện cho các trường tuyển sinh riêng, trong bản dự thảo đổi mới tuyển sinh mới nhất, Bộ GD-ĐT đã đồng ý để các trường tổ chức tuyển sinh riêng có thể kết hợp xét tuyển những thí sinh dự thi kỳ thi chung do Bộ GD-ĐT tổ chức có kết quả thi từ điểm sàn trở lên.

Các trường không muốn tuyển sinh riêng. Trong ảnh: Làm thủ tục xét tuyển vào Trường ĐH Nguyễn Tất Thành Ảnh: TẤN THẠNH
Các trường không muốn tuyển sinh riêng. Trong ảnh: Làm thủ tục xét tuyển vào Trường ĐH Nguyễn Tất Thành Ảnh: TẤN THẠNH

Quy định này có thể coi như một biểu hiện của sự cầu thị từ Bộ GD-ĐT vì trước đó, bộ này kiên quyết cho rằng các trường thi riêng sẽ không được dùng kết quả từ “3 chung” để xét tuyển. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, ông Bùi Văn Ga, cho rằng mục đích của tuyển sinh riêng là để các trường tuyển được sinh viên có năng lực phù hợp vào học các ngành nghề của trường mà kỳ thi “3 chung”  không làm được.

Thế nhưng, dù được lấy kết quả thi “3 chung” song ngay cả các đơn vị đào tạo lớn như ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TP HCM vẫn từ chối tuyển sinh riêng mà chỉ đưa ra một vài phương án mang tính thí điểm cho một số chương trình. PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa, Phó Giám đốc ĐHQG TP HCM, cho rằng những quy định của bộ về phạm vi xét tuyển khiến các trường có cảm giác giảm khả năng thành công của một kỳ thi riêng nên ngại mạo hiểm, nhất là trong thời điểm khó khăn tuyển sinh kéo dài như nhiều năm nay.

Bên cạnh nguyên nhân khách quan đó, các trường không khỏi lo ngại về năng lực tổ chức một kỳ thi bảo đảm chất lượng. Lãnh đạo Trường ĐH Thăng Long chia sẻ việc tự tổ chức thi ĐH không đơn giản như kỳ thi tuyển sinh cao học vì phụ thuộc vào cả một hệ thống phức tạp. Điều quan trọng nhất là thí sinh thi vào những trường thi riêng nếu không trúng tuyển thì có được xét tuyển ở trường khác không? Liệu có trường nào nhận những thí sinh này không?

Ông Nguyễn Kim Sơn, Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội, cho biết năm 2014, nhà trường tiếp tục tuyển theo “3 chung”. Trên thực tế trong 3 năm qua, ĐH này đã huy động hơn 70 nhà khoa học nhiều kinh nghiệm để xây dựng đề án tuyển sinh mới nhưng ĐHQG Hà Nội cũng chỉ áp dụng việc tuyển sinh riêng cho một phần các chương trình tiên tiến, chất lượng cao và sau ĐH. Sớm nhất là năm 2015, bộ công cụ đánh giá mới được sử dụng để tuyển sinh ĐH đại trà.

Trường tư chỉ muốn xét tuyển

Với những điều kiện mà Bộ GD-ĐT đưa ra như phải có ngưỡng bảo đảm chất lượng, phải tự ra đề thi, phải cam kết không được để xảy ra tiêu cực…, GS Trần Hồng Quân - Chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập - cho rằng Bộ GD-ĐT chưa thực sự sẵn sàng trao ngay quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường. “Bộ GD-ĐT đã đưa ra những yêu cầu quá phức tạp, vì vậy bộ vô tình buộc các trường phải chấp nhận kỳ thi chung” - GS Quân nói. Vì thế, thay vì xây dựng đề án tuyển sinh riêng, các trường ngoài công lập có văn bản gửi Chính phủ kiến nghị “5 bỏ”: bỏ điểm sàn, bỏ thi theo khối, bỏ quy định các trường không được phép sử dụng kết quả thi của trường khác làm căn cứ xét tuyển, bỏ việc bắt các trường phải nộp đề án tuyển sinh và từ năm 2015 bỏ kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ.

GS Trần Hồng Quân cho rằng tự chủ trong tuyển sinh là quyền đương nhiên của tất cả cơ sở giáo dục ĐH. Bộ chỉ cần đưa ra quy định về công tác tuyển sinh, không nên bắt từng trường phải trình duyệt đề án thì mới công nhận quyền tự chủ tuyển sinh của họ.

Ông Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH Bộ GD-ĐT, nhấn mạnh Bộ GD-ĐT nên bỏ ngay khái niệm “kỳ thi tuyển sinh” trong quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ; thay vào đó bằng khái niệm “kỳ tuyển sinh” với hàm ý không nhất thiết tuyển sinh là phải tổ chức thi. Phần lớn các cơ sở giáo dục ĐH, trong đó có cả trường công, gặp khó khăn trong việc chuẩn bị đề thi nhưng họ lại hoàn toàn đủ năng lực để thực hiện công việc xét tuyển. Do đó, bộ nên xem việc xét tuyển là phương thức tuyển sinh chủ yếu giúp các trường nhanh chóng thể hiện quyền tự chủ tuyển sinh của mình.

Cần công bố quy định về trình độ đầu vào

Các trường ngoài công lập cho rằng Bộ GD-ĐT cần công bố quy định về trình độ đầu vào tối thiểu của các cơ sở giáo dục ĐH (Luật Giáo dục ĐH gọi là chuẩn quốc gia) để tất cả những học sinh đạt được chuẩn này đều đủ điều kiện cần để được tiếp nhận vào các cơ sở giáo dục ĐH. Theo GS Trần Hồng Quân, như vậy mới thể hiện quyền tự chủ thực sự của các trường.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo