xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vết xước khó phai

Mai Lê

Một câu chuyện buồn mang tính chất bạo lực vừa xảy ra trong môi trường giáo dục ở TP Đà Nẵng. Một đứa trẻ lớp 3 bị cô đánh vào vai vô tình xước má. Phụ huynh xông vào trường tát oan một cô giáo và đe dọa chụp ảnh, tung lên mạng hình ảnh cô giáo tát con mình.

Vụ việc tạm thời lắng xuống khi cô giáo đánh trẻ bị phạt 5 triệu đồng và đình chỉ công việc một tháng. Vị phụ huynh và cũng là một cô giáo THPT trên địa bàn bị cảnh cáo và phạt 7 triệu đồng. Nhưng điều đáng sợ sau hành động phụ huynh vào trường tát cô giáo là gì?

Một vết xước vào má, nói to thì thật to tát, nói nhỏ thì chỉ bé xíu xiu. Ai có con mà chẳng thương? Ai thấy con bị xước má mà chẳng xót? Nhưng thương và xót không bao giờ đồng nghĩa với việc dễ dàng nổi trận lôi đình, phùng mang trợn mắt, ầm ầm lao đến tát, đuổi, giằng co và xúc phạm thân thể, danh dự người khác như thế!

Cô O. đã lý giải về vết xước ở má ấy là do giờ ngủ trưa, cháu H.G. không chịu ngủ dù bị nhắc nhở nhiều lần. Cô đánh vào vai cháu và do móng tay dài nên gây xước má. Lý do ấy đã thuyết phục được chúng ta!

Nỗi khổ của nghề giáo có lẽ là công tác quản lý, giáo dục học sinh với hàng chục cá tính khác biệt. Đâu phải chúng lúc nào cũng nhất nhất nghe lời? Có những lúc chúng nghịch, lì, bướng khiến các cô phát mệt và giận. Nhưng một cái phát vào vai nhắc nhở có đáng để làm ầm lên như thế? Cái phát vào vai ấy sẽ phải hứng chịu sự oán trách, lên án kịch liệt của chúng ta nếu xuất phát điểm của nó là sự trừng phạt, ghét bõ của giáo viên. Còn nếu đó là một sự nhắc nhở, uốn nắn của một người giáo viên muốn giữ nền nếp lớp trong giờ ngủ trưa thì lẽ nào không thể thông cảm? Xét về lý, cô giáo đánh học sinh là sai nhưng phải chăng chúng ta nên đặt vào đó một chút “tình” để phán xét, hòa giải?

Vậy mà, thay vì bình tĩnh lắng nghe con nói, bình tĩnh suy xét vấn đề, bình tĩnh đến trường gặp giáo viên, bình tĩnh hỏi chuyện và thẳng thắn trao đổi cùng nhau, người mẹ ấy đã chọn một giải pháp tồi tệ nhất.

Đáng sợ thay mọi hành động bạo lực của cha mẹ đều đã diễn ra trước mặt con trẻ. “Hóa ra bạo lực có thể dùng bạo lực để giải quyết ư?”. “Hóa ra cô giáo chẳng đáng sợ như thế, chỉ cần cô dám “đụng” đến mình, cứ mách bố mẹ là xong?”… Những suy nghĩ non nớt, bồng bột, nguy hiểm ấy có thể đã lên “mầm” trong tâm trí của một bộ phận học sinh chuyên quậy phá, quen ỷ lại cha mẹ và xem trời bằng vung. Đừng tạo đà cho trẻ hư, khó bảo bằng chính những “tấm gương mờ” của cha mẹ! Một vết xước nhỏ trên má rồi sẽ lành nhưng những vết xước trong tâm hồn sẽ rất khó phai.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo