xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngổn ngang thị trường thực phẩm !

Lương Duy Cường

AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM Chỉ mới có 35-42% nhân viên làm nghề thực phẩm đã qua khám sức khỏe và xét nghiệm phân. 31-92% tay người bán (có thói quen bốc thực phẩm) bị nhiễm E-coli. Suốt từ đầu tháng đến nay, hệ thống siêu thị Co.opmart TPHCM đã khẩn trương thực hiện một chương trình hành động quy mô bao gồm 22 việc cụ thể:

Ký hợp đồng với Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng để kiểm tra phát hiện và tiến tới loại bỏ các nhóm sản phẩm không đảm bảo chất lượng trong cơ cấu hàng hóa đưa vào phục vụ; phát động chiến dịch lớn giáo dục CBCN-VC nâng cao ý thức vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), đẩy mạnh công tác kiểm tra rà soát quy trình sản xuất thực phẩm, chế biến rau củ quả, hàng tươi sống; tổ chức diệt côn trùng, kiểm tra tem nhãn, chất lượng trước khi nhập hàng.

Chưa nhiều các nhà kinh doanh thực phẩm có lương tâm

Những việc làm trên của Co.opmart với mục đích “Vì sức khỏe người tiêu dùng” là nhằm hưởng ứng “Tháng hành động vì chất lượng VSATTP” năm 2002 theo chủ đề “Người sản xuất, kinh doanh thực phẩm có lương tâm” mà toàn quốc sẽ triển khai ngày 15-4, xét cho cùng là một cách để thu hút khách hàng. Nhưng nếu đặt trong thực trạng rất đáng báo động về nạn hàng dỏm, hàng giả, hàng  kém chất lượng VSATTP  đang tràn ngập trên thị trường và cả trong siêu thị, thì mới thấy hành động của Co.opmart ngoài mục tiêu bảo vệ uy tín thương hiệu, còn mang ý nghĩa rất lớn về đạo đức kinh doanh. Nói cách khác, Co.opmart đang muốn đạt đến các tiêu chuẩn của “Nhà kinh doanh thực phẩm có lương tâm” mà Tháng hành động vì chất lượng VSATTP lần này đặt ra.

Hành động của Co.opmart khiến chúng ta nhớ đến cú đột phá của  Phở 2000 “tuyên chiến” với  formaldehyd trong sản xuất bánh phở; hoặc Vissan, Cholimex nói “không” với hàn the trong sản xuất chả lụa v.v... Đáng tiếc là hiện vẫn chưa có nhiều nhà sản xuất kinh doanh như vậy, nên hàng thực phẩm trên thị trường vẫn còn ẩn chứa vô vàn hiểm họa, đe dọa sức khỏe người tiêu dùng.

Thị trường còn vô vàn hiểm họa

Qua 55 báo cáo khảo sát về VSATTP năm 2001 trên toàn quốc gửi về Bộ Y tế, cho thấy nhiều con số rất đáng giật mình: Tỉ lệ mẫu thực phẩm có hàn the ở Hà Nội chiếm 60-70% số mẫu thực phẩm khảo sát. Ở  Nam Định 100% các mẫu giò, nem chạo, lòng lợn chín, chả quế, gà mổ sẵn, nem chua đều bị ô nhiễm vi sinh vật. Vi khuẩn E.coli được tìm thấy trong 35-40% mẫu thức ăn ngay và 26-33% mẫu nước giải khát ở Huế, 100% mẫu rau sống tại Thái Bình; 96,7% mẫu kem ký và 83,3% mẫu kem que đang bán ở các trường tiểu học tại TPHCM. Tại Thanh Hóa tỉ lệ mẫu thực phẩm có phẩm màu độc từ 30-50% v.v... Nói cách khác là thị trường hãy còn một tỉ lệ quá cao sản phẩm của những “nhà sản xuất, kinh doanh” vì hám lợi mà đánh mất lương tâm.

Đối với điều kiện vệ sinh của các cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm, tỉ lệ đạt yêu cầu mới chỉ từ 50-60%. Đặc biệt các nhân viên chế biến thực phẩm, mới chỉ có 35-42% được khám sức khỏe và xét nghiệm phân theo quy định. Bàn tay của các nhân viên trực tiếp bốc thực phẩm chín ăn ngay để bán cho khách hàng, tỉ lệ bị nhiễm E.coli qua khảo sát ở Hà Nội: 37%, Nam Định: 31,8%, Hải Dương: 40%, Thanh Hóa: 54%; Huế: 37%, Thái Bình: 92%. Điều đáng nói nữa là trong điều kiện nêu trên thì  phía người nội trợ - cầu nối giữa sản xuất kinh doanh với người tiêu dùng - qua khảo sát cũng chỉ mới có 20-30% đạt mức trung bình về kiến thức VSATTP. Cụ thể chỉ 21,3% biết cách chọn mua cá; 19,8% biết cách chọn mua rau; 21,4% biết chọn mua trứng; 30,5% biết chọn mua thực phẩm bao gói sẵn.

 Năm tiêu chí “Người sản xuất kinh doanh có lương tâm”:

1- Có hiểu biết và tự giác bảo đảm các điều kiện vệ sinh cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm.

2- Không sản xuất, kinh doanh thực phẩm kém chất lượng, thực phẩm giả, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn.

3- Không sử dụng phụ gia, hóa chất, phẩm màu độc hại trong sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm.

4- Nhãn sản phẩm phải trung thực và đầy đủ nội dung theo quy định.

5- Cam kết trước người tiêu dùng và pháp luật về chất lượng VSATTP các sản phẩm của mình.

 

 TS TRẦN ĐÁNG - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm:

Ba trở ngại lớn trong quản lý chất lượng VSATTP

Mặc dù ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm trong hai năm 2000-2001 có giảm đi so với trước, nhưng nếu xét theo phương pháp dự đoán dịch tễ học thì ngộ độc thực phẩm vẫn đang ở mức cao đáng báo động. Những con số ghi nhận được tại Bộ Y tế do các nơi báo cáo về thấp hơn hàng trăm lần thực tế xảy ra tại cộng đồng. Việc quản lý chất lượng VSATTP ở nước ta hiện nay thực chất đang đòi hỏi một nỗ lực rất cao vì chúng ta chưa kiểm soát được việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Trong đó nổi lên ba mâu thuẫn cơ bản:

- Về tổ chức, có nhiều bộ ngành, cơ quan, tổ chức cá nhân tham gia vào hệ thống cung cấp thực phẩm nhưng lại chưa có một cơ chế quy định thống nhất, đồng bộ, liên tục, dẫn đến tình trạng thị trường thực phẩm vốn có nhiều phức tạp, chưa kiểm soát được; nhiều chỗ còn để trôi nổi, nhiều chỗ lại chồng chéo. Theo yêu cầu về nhận thức, người sản xuất, người kinh doanh dịch vụ ăn uống, người tiêu dùng cần phải có kiến thức thực hành, chuẩn mực đạo đức, nắm chắc pháp luật, nhưng thực tế thì chưa đáp ứng được.

- Về các văn bản pháp quy, các tiêu chuẩn, chế độ, chính sách... đối với hệ thống cung cấp thực phẩm hiện vẫn chưa hoàn chỉnh, thiếu hụt cho nên nhiều mắt xích, nhiều công đoạn không có ai chịu trách nhiệm, nhất là ở tuyến cơ sở. Hệ thống thông tin quản lý còn thiếu, công tác đánh giá và dự báo còn hạn chế.

 

 Hai năm: 122 người chết vì ngộ độc thực phẩm

Trong hai năm 2000-2001, cả nước có 440 vụ ngộ độc thực phẩm với 8.047 người mắc, 122 người chết. Hơn 2 triệu người mắc và 65 người chết vì các bệnh lây truyền qua thực phẩm như tả, thương hàn, lỵ trực tràng, lỵ Amip, tiêu chảy. Ba tháng đầu năm 2002 đã  xảy ra 35 vụ với 843 người mắc, tử vong 36.

Nguyên nhân:

- 40,8% số vụ do vi sinh vật, với 61,2% số mắc và 10,2% số chết.

- 14,4% số vụ do hóa chất, với 9,4% số mắc và 13,5% số chết.

- 18,5% số vụ do thực phẩm chứa độc tố tự nhiên, với 5,4% số mắc và 65,5% số chết.

- 26,3% số vụ với 24% số mắc và 10,7% số chết chưa xác định được nguyên nhân.

Địa điểm xảy ra ngộ độc:

- Tiệc cưới, giỗ chiếm 59,8% số mắc và 15,2% số chết.

- Bữa ăn gia đình và bếp ăn tập thể: 13,3% số mắc và 83% số chết.

- Bếp ăn trường học và thức ăn đường phố: 6,5% số mắc và 1,8% số chết.

(Nguồn: Cục Quản lý Chất lượng Vệ sinh an toàn thực phẩm)

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo