xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kiểm soát quyền lực

QUANG HUY

Chỉ trong khoảng thời gian ngắn mà tỉnh Kon Tum làm dậy sóng dư luận với hàng loạt vụ tai tiếng.

Khó hiểu nhất là vụ tùy tiện xây 5 cổng chào nằm dọc Quốc lộ 14, đoạn qua địa bàn TP Kon Tum. Trước khi thi công, chính quyền địa phương có công văn hỏi Tổng cục Đường bộ Việt Nam, mặc dù tổng cục này trả lời "chưa đồng ý" nhưng Kon Tum vẫn làm!

Đất của đường bộ chỉ để dành xây dựng công trình đường bộ, sử dụng và khai thác để phục vụ mục đích an toàn giao thông. Việc lắp đặt cổng chào ngang qua đường tiềm ẩn nguy cơ rơi, gãy, mất an toàn. Do vậy, 5 cổng chào đã xây trái quy định, sai mục đích thì phải đập dỡ. Đó là quan điểm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam trong văn bản mới nhất gửi đến địa phương này.

Vậy còn tốn kém hàng tỉ đồng - tiền xây và tiền đập - ai chịu, nếu không phải là ngân sách? Và rồi trách nhiệm cá nhân, lẽ nào làm sai vẫn được xí xóa cho qua?

Tiếp đến là trường hợp chủ tịch UBND huyện Kon Plông ký quyết định giao 5 lô đất biệt thự không thông qua đấu giá. Các quyết định được ký từ năm 2020 và 2021, trong các cá nhân nhận đất có một số trường hợp khá "nhạy cảm", "tế nhị". Theo quy định tại điều 118 Luật Đất đai năm 2013, 5 thửa đất biệt thự ở Kon Plông thuộc diện phải đấu giá quyền sử dụng đất. Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum đang chỉ đạo làm rõ, song qua đây có thể thấy nếu không có sự giám sát và cáo giác từ dư luận thì đất công đã âm thầm thành "đất ông" cả rồi!

Và, đến nay vẫn chưa thôi xầm xì chuyện một số cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum bằng cách nào đó "nắn" đường sai so với quy hoạch đã duyệt, dẫn tới lô đất ở của bà Nguyễn Thị Ánh tại phường Ngô Mây, TP Kon Tum "bỗng dưng" từ 2 mặt tiền thành 4 mặt tiền. Bà Ánh là vợ của ông Lê Đình Quang, nguyên Bí thư Thành ủy TP Kon Tum (2011-2018). Trả lời báo chí, ông Quang khẳng định ông "không tác động, không chỉ đạo, chẳng làm gì sai". Đúng - sai hãy còn chờ các cơ quan chức năng làm rõ, sau khi Thanh tra Chính phủ đã kết luận và chuyển hồ sơ. Còn thực tế, ai cũng biết rằng nếu bà Ánh chỉ là "thường dân" thì hẳn không có chuyện được một số cán bộ địa chính, xây dựng giúp sức nhiệt tình đến vậy!

Từ ba vụ việc kể trên, nhìn rộng ra nhiều địa phương khác, nhất là các tỉnh "xa mặt trời", sẽ thấy tình trạng lạm dụng quyền lực khá phổ biến. Từ đây, một lần nữa vấn đề kiểm tra và kiểm soát quyền lực của cán bộ, quan chức lại được đặt ra, tất nhiên là không riêng với đơn vị hành chính nào, nhưng với địa bàn càng xa thì càng phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát. Khâu kiểm tra, kiểm soát được thực hiện thường xuyên, thực chất thì mới duy trì được bộ máy mạnh, cán bộ tốt; ngược lại, nếu buông lỏng và thỏa hiệp thì sẽ dẫn đến tiêu cực, tham nhũng, mất niềm tin từ phía nhân dân - đây cũng là tổn thất lớn nhất.

Để kiểm tra, kiểm soát quyền lực hiệu quả thì bên cạnh các quy chế, quy định của Đảng và Nhà nước đang được thực thi, cần tăng cường hơn nữa vai trò làm chủ, sự giám sát, phản biện của nhân dân theo cách trực tiếp hoặc thông qua MTTQ cùng các tổ chức chính trị - xã hội. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo