xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quyền lợi, nhìn từ lương tối thiểu

MINH LƯƠNG

Hàng chục năm trước, lương tối thiểu trong các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) từng là vấn đề nóng trên báo chí và các diễn đàn nghị sự, nhất là tính theo vùng và làm căn cứ để so sánh khi DN thực hiện các chế độ BHXH.

Theo Quyết định 385 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ngày 1-4-1996, mức lương tối thiểu (LTT) đối với NLĐ Việt Nam làm công việc giản đơn nhất với điều kiện lao động, môi trường lao động bình thường trong các DN FDI, các cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam (gọi chung là DN FDI) có thuê mướn lao động là người Việt Nam không thấp hơn 45 USD/tháng áp dụng đối với DN FDI đóng trên địa bàn TP Hà Nội và TP HCM; không thấp hơn 40 USD/tháng áp dụng đối với DN FDI đóng trên địa bàn thành phố loại II lúc đó (gồm TP Hải Phòng, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Biên Hòa, Cần Thơ) và TP Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu; không thấp hơn 35 USD/tháng áp dụng đối với DN FDI đóng trên địa bàn các tỉnh còn lại hoặc các DN sử dụng nhiều lao động giản đơn thuộc các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản.

Vào thời điểm đó, nhiều DN FDI đóng trên địa bàn huyện Củ Chi, TP HCM vẫn hay "nhìn" qua Bình Dương cách một con sông Sài Gòn, ở đó DN FDI chỉ áp dụng mức LTT 35 USD/ tháng. Chênh lệch 10 USD nghe qua không lớn, song với DN có hàng ngàn lao động thì các chi phí liên quan tiền lương, BHXH sẽ là chênh lệch đáng để quan tâm.

Nền LTT nhằm buộc DN các loại hình kinh tế phải trả khoản lương để NLĐ sống được với các nhu cầu tối thiểu, đó chỉ là điều kiện cần. Điều kiện đủ là DN phải trả cao hơn với mức LTT nhất định để NLĐ có thể sống và làm việc, tái tạo sức lao động. Thế nhưng nhiều DN áp dụng cách thức bình quân hóa tiền LTT, chỉ trả cho NLĐ mức lương sàn, cao hơn LTT một khoản ít ỏi. Đó cũng là cách DN giảm chi phí, đối phó với cơ quan chức năng.

Luật BHXH năm 2014 quy định tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương. Từ năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Trong thực tế diễn ra tình trạng trong DN luôn tồn tại 3 loại thu nhập của NLĐ là: loại làm căn cứ đóng BHXH, loại để quyết toán và loại trả cho NLĐ. Thu nhập làm căn cứ đóng BHXH luôn ở mức thấp nhất, chỉ bằng LTT vùng cộng 7% với lao động qua đào tạo nghề và thêm 5% - 7% với người làm nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Có DN chẻ thu nhập, tách phụ cấp sang các phúc lợi khác để không phải tính đóng BHXH cho NLĐ. Trong khi đó, quy định hiện hành khó tách bạch các khoản phụ cấp tính đóng BHXH DN trả theo LTT vùng, bởi mỗi nơi xây dựng thang bảng lương, phụ cấp, mức tiền khác nhau.

Cả nước hiện có hơn 16 triệu lao động tham gia BXH bắt buộc, hệ thống BHXH quản lý hơn 600.000 đơn vị sử dụng lao động có đóng BHXH. Do đó, cần thiết kế luật theo hướng chặt chẽ, khả thi hơn, bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHXH. Cần quy định rõ các khoản phải đóng BHXH bắt buộc; xác định cụ thể tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH đối với trường hợp thỏa thuận trả lương theo giờ, ngày, tuần và theo sản phẩm, khoán…, không để quyền lợi của NLĐ bị bớt xén, thiệt thòi. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo